Dùng từ “đẩy mạnh” chưa chính xá

Một phần của tài liệu giao an van 9 quyen 1 (Trang 164 - 170)

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản

c.Dùng từ “đẩy mạnh” chưa chính xá

dự đoán có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào có thể xảy ra trong tương lai.

 Sửa: dùng từ phỏng đoán (ước tính, ước đoán, ..).

c. Dùng từ “đẩy mạnh” chưa chính xác. chưa chính xác.

- Từ đó em muốn sử dụng tốt tiếng việt, mỗi chúng ta cần làm gì?

-Gọi học sinh đọc.

- Nhà văn Tô Hoài nói về việc trau dồi vốn từ ntn?

Qua chuyện của Tô Hoài, em rút ra được bài học gì?

- Những việc thường xuyên phải làm để tăng vốn từ là gì?

- Đọc ý kiến của Tô Hoài.

Trau dồi vốn từ phải “học lời ăn tiếng nói của nhân dân:.

 Sửa: mở rộng quy mô.

2. Ghi nhớ: sgk.

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.

1. Ví dụ: Ý kiến của Tô Hoài: * Nhận xét: => Phải rèn luyện để tăng thêm vốn từ bằng cách học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết. 2. Ghi nhớ:sgk.

- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1.

- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài tập.

- GV: chuẩn bị những

III. Luyện tập Bài tập 1:

(Cho h/s làm nhanh trên bảng phụ). + Hậu quả: kết quả xấu.

+ Đạt: chiếm được phần thắng. + Tinh tú: sao trên trời.

Bài tập 2:

(Chuyển thành trò chơi: điền vào bảng trống)

băng giấy ghi nghĩa của các từ có yếu tố “tuyệt” chia cho h/s để các em điền vào bảng trống. Tuyệt Tuyệt: đứt không còn gì. Tuyệt: cực kì nhất. - Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống. - Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp. - Tuyệt tự: không có nhười nối dõi.

- Tuyệt thực: nhịn ăn, không chịu ăn để phản đối (1 hình thức đấu tranh).

- Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất. - Tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối. - Tuyệt tác: tác phẩm văn học hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn. - Tuyệt trần: nhất trên đời, không có cái gì bằng.

Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ:

(H/s trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày).

a. Sai từ “im lặng” từ này phải gắn với đối tượng là con người.  Sửa: thay bằng yên tĩnh, vắng lặng.

b. Sai từ “thành lập” từ này có nghĩa là lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, Đảng, ... quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức.

 Sửa: thiết lập quan hệ ngoại giao.

c. Sai “cảm xúc”, cảm xúc thường được dùng như danh từ (đôi khi được dùng như động từ) có nghĩa là sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sửa: “rất cảm động” (cảm phục).

Bài tập 4:

( Cho hs bình luận và ghi ý kiến của hs lên bảng). Gợi ý:

Ngôn ngữ của nhân dân là nguồn nguyên liệu quý cho các nhà văn, nhà thơ làm giàu ngôn ngữ của mình. Làm nên vẻ đẹp ngôn ngữ dân tộc chính là ngôn ngữ của nhân dân. Mỗi chúng ta hãy học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân. Đó chính là hành động thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Bài tập 5:

H/s thảo luận nhóm: Cách tăng vốn từ:

- Chú ý lắng nghe những lời nói hằng ngày của những người xung quanh và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Ghi chép các từ mới nghe được, đọc được. Gặp những từ khó không tự giải được, thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là các thầy cô.

- Tập dùng những từ mới trong những trường hợp thích hợp.

Bài tập 6:

(Chuyển thành trò chơi điền chữ).

Hai đội chơi, mỗi đôi cử một người viết lên bảng phụ xem người nào viết đúng và nhanh. a. ... “điểm yếu”. b. ... “mục đích cuối cùng”. c. ... “đề đạt”. d. ... “láu táu”. e. ... “hoảng loạn”. Bài tập 7:

Phân biệt nghĩa của từ ngữ (chuyển thành bài tập trắc nghiệm, sắp xếp ô ở cột 1 và ở cột 2 sao cho phù hợp: Từ Nghĩa từ 1. Thù lao. 2. Nhuận bút. 3. Trắng tay. 4. Tay trắng. 5. Kiểm kê. 6. Kiểm điểm. 7. Lược thuật. 8. Lược thảo. a. Tiền trả cho một tác phẩm.

b. Tiền công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc khoản tiền phải trả để bù đắp vào lao đông đã bỏ ra (danh từ).

c. Không có chút vốn liếng của cải gì.

d. Bị mất hết của cải tiền bạc, của cải hoàn toàn không có gì.

e. Xem xét, đánh giá lại từng việc để có nhận định chung.

f. Kiểm điểm từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của nó.

g. Nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính mà không đi vào chi tiết.

h. Kiểm kê trình bày vắn tắt.

Bài tập 8:

(Chuyển thành trò chơi tìm chữ).

+ Tìm danh từ , động từ, tính từ có đặc điểm: đảo đặc điểm của các thành tố, nghĩa của từ không thay đổi.

Ví dụ: áo quần_ quần áo.

+ Hai đội chơi: thi xem đội nào thìm được nhiều từ, đúng yêu cầu trong cùng 1 thời gian. Gợi ý:

a. Đảo trật tự các yếu tố trong từ ghép:

- Bàn luận luận bàn; ca ngợi ca ngợi; đấu tranh tranh đấu; bảo đảm đảm bảo; cầu khẩn khẩn cầu; đỏ đên đen đỏ; chung thủy thủy chung; buồn vui vui buồn, .... b. Đảo trật tự các yếu tố trong từ ghép:

- Ao ước ước ao; bề bộn bộn bề; dạt dào dào đạt; lọc lừa lừa lọc; gian dối dối gian; ngần ngại ngại ngần; ...

c. Những trường hợp khi đảo trật tự các yếu tố thì yếu tố của từ bị thay đổi:

- Thừa kế kế thừa; thiếu niên niên thiếu; tình bạn bạn tình; máy bơm bơm máy; ... d. Một số trường hợp đảo trật tự các yếu tố có thể dẫn đến sự sai lạc phần nào về ý nghĩa hoặc tối nghĩa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xót xa xa xót; chiều hôm hôm chiều; người xa xa người; mây mưa mưa mây; ....

Bài tập 9:

Tìm từ ghép Hán Việt cùng yếu tố gốc:

(Cho hs làm ra giấy nháp, rồi đổi bài qua từng bàn để chấm điểm) Gợi ý:

+ Bất (không, chẳng): bất biến, bất chính, bất tử, ... + Bí (kín): bí mật, bí hiểm, bí quyết, ..

+ Đa (nhiều): đa cảm, đa tình, đa khoa, ...

+ Đề (nâng lên, nêu ra): đề cử, đề nghị, đề bạt, ... + Gia (thêm vào): gia công, gia giảm, gia tăng, ... + Giáo (dạy bảo): giáo khoa, giáo án, giáo dục, ... + Hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục, hồi quang, ... + Khai (mở, khơi): khai giảng, khai hóa, khai trương, .. + Suy (sút kém): suy đồi, suy thoái, suy nhược, ...

+ Quảng (rông, rộng rãi): quảng cáo, quảng trường, quảng đại, ... + Thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, ..

+ Thủ (đầu): thủ khoa, thủ đô, thủ lĩnh, ... + Thuần (thật): thuần hậu, thuần phác, ..

+ Xuất(đưa ra): xuất bản, xuất khẩu, xuất gia, ... + Yếu (quan trọng): yếu điểm, cốt yếu, sơ yếu, ...

* Củng cố:

1. Giải nghia từ sau: Đồng âm, đồng môn, đồng thoại, trang hoàng, trang điểm, trang trí, trang sức.

2. Nghĩa gốc của từ chân là gì?

* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: 1. Lập sổ tay từ ngữ.

2. Tập thói quen tra từ điển.

3. Tìm các thành ngữ, tục ngữ ở các bài học.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008

Tiết 38+ 39

VĂN BẢN

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích “Lục Vân Tiên” _ Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu:

1. Giúp hs nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, về sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu, kể được tóm tắt truyện “Lục Vân Tiên” để có thể học tốt 2 đoạn trích,

- Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hiểu được khát vọng vì nghĩa giúp người, cứu người của tác giả và phẩm chất của hai nv LVT và KNN.

2. Tích hợp với TV: Từ Hán Việt, từ địa phương (Nam Bộ). Tích hợp với TLV: phương thức tự sự, nghệ thuật miêu tả nv.

Tích hợp dọc: thể loại truyện thơ được dân gian hóa, khát vọng hành đạo giúp đời, thực hiện công lí trong truyện thơ. Kĩ năng phân tích nv, cách đọc, cách kể và cách xây dựng nv.

B. Chuẩn bị:

- Tác phẩm “LVT” chân dung Nguyễn Đình Chiểu, một số bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của Phạm Văn Đồng và Trần Văn Giàu.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

* Ổn định tổ chức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm tra bài cũ.

1. Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

2. Phân tích NT tả cảnh ngụ tình qua 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. * Bài mới

* Khởi động:

GV cho hs xem tranh chân dung tác giả Nguyễn Đình Chiểu và dẫn lời Phạm Văn Đồng: “Trên trời có những vì sao sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu_ nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam là một trong những ngôi sao như thế”.

Nguyễn Đình Chiểu có hai câu thơ nổi tiếng thể hiện quan điểm văn chương: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Quan điểm ấy được quán triệt trong suốt cuộc đời sáng tác của ông. Tác phẩm “LVT” đã nêu cao đạo lí sống của nhân gian:

“Trai thì trọng nghĩa làm đầu. Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình”. Bài học “LVT cứu KNN” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn chương đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu:

Một phần của tài liệu giao an van 9 quyen 1 (Trang 164 - 170)