Bài tập 1:
a. Bảy sự việc nêu khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một sự việc rất quan trọng. Đó là sau khi vợ tự vẫn, Trương Sinh cùng con ngồi trước đèn, đứa con trỏ cái bóng nói đó là cha lại đến. Chính điều này giúp Trương Sinh nhận ra vợ bị oan.
b. Nghĩa là Trương Sinh hiểu ra mọi việc sau khi vợ đã chết chứ không phải đến khi Phan Lang kể việc gặp gỡ Vũ Nương. Như vậy sự việc thứ là chưa hợp lí cần sủa lại và thêm một sự việc đã nêu ở trên sau sự việc 4.
Bài tập 2:
- Học sinh tự tóm tắt chuyện đọc nhận xét bài của nhau.
Bài tập 3:
- Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính, giặc tan, Trương Sinh trở về, hồ đồ nghe lời đứa con trẻ, nghi oan cho Vũ Nương khiến nàng phải tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì đã muộn, chàng chỉ còn được nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn, lúc hiện.
*
Ghi nhớ (sgk ):
- Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1?
Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến.
nêu được một cách ngắn gọn các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. Tóm tắt theo câu hỏi gợi ý sau:
- Hoàn cảnh các nhân vật như thế nào?
- Mỗi buổi sáng Giôn_ xi muốn Xiu làm cho mình điều gì?
- Điều gì đã làm cho Giôn_ xi hồi sinh sự sống?
- Ai đã làm nên điều kì diệu với chiếc lá thường xuân?
Bài tập 2:
- Học sinh kể tóm tắt trước lớp nhận xét bài làm của bạn.
* Củng cố:
- Dòng nào nói đúng nhất những yêu cấu của việc tóm tắt văn bản tự sự? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ.
B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính trong tác phẩm.
C. không thêm vào văn bản tóm tắt những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt. D. Cả ba nội dung trên.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: 1. Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
A. Để dễ ghi nhớ nội dung văn bản.
B. Đểv giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản.
C. Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản. D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc.
2. Tóm tắt truyện “Lão Hạc” của Nam Cao.
Ngày 21 tháng 09 năm 2008 Tiết 21
TIẾNG VIỆT
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được:
Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng các phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh ôn lại từ Hán_ Việt, từ mượn, ẩn dụ_ hoán dụ. - Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ.
1. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt có đặc điểm gì? Khi giao tiếp cần căn cứ vào đâu để xưng hô cho thích hợp?
2. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ.
B. Chứng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó. C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.
D, Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh. * Bài mới:
* Khởi động:
Sự phát triển của từ ngữ cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả ba mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phát triển của một trong ba mặt đó.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 1.
- Từ Kinh tế có ý nghĩa gì?
- Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa mà cụ Phan đã dùng không? - Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ? - Gọi học sinh đọc 2 đoạn thơ. - Trong ví dụ (a) từ Xuân có nghĩa là gì?
Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào?
Trong ví dụ (b) các từ “Tay” có nghĩa là gì? - Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào?
- Ngày nay từ kinh tế được dùng theo nghĩa chỉ toàn bộ hoạt động của con người trong lao động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. Phương thức hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể. I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. 1. Ví dụ 1.
* Nhận xét.
- Kinh tế: Đây là cách nói tắt của kinh bang tế thế ( trị nước cứu đời).
=> Nghĩa của từ không bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian: Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành Ví dụ 2. * Nhận xét. - Xuân (1) : Chỉ mùa, chuyển tiếp đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường được coi là thời gian mở đầu của một năm. - Xuân (2) : Chỉ tuổi trẻ (nghĩa chuyển) => Phương thức ẩn dụ. - Tay (1): Chỉ bộ phận cơ thể (nghĩa gốc) - Tay (2): Kẻ (nghĩa chuyển) * Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
Bài tập 1: làm ở nhà.
Bài tập 2:
- Giống “Trà” (từ điển tiếng Việt) ở nét nghĩa: Đã chế biến, để pha nước uống.
- Khác “Trà” (từ điển tiếng Việt) Ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh
Bài tập 3:
- Đông hồ điện: Dùng để đếm số đởn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ nước: Đếm số đơn vị nước đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ xăng : Đếm số đơn vị xăng đã mua, đã tiêu thụ để tính tiền.
Bài tập 4:
* Hội chứng:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (SIDA).
- Hội chứng chiến tranh Việt Nam (nỗi ám ảnh của các cựu chiến binh và nhân dân Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
- Hội chứng “Kính thưa” (hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa, vô cảm).
- Hội chứng phong bì (một biến tướng của nạn hối lộ).
- Hội chứng bằng rởm (một hiện tượng tiêu cực: mua bán bằng cấp).
* Ngân hàng:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia).
- Ngân hàng máu (lượng máu dự trữ dùng cho các bệnh nhân).
- Ngân hàng đề thi (số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ thể).
* Củng cố:
1. Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc: A. Nặng lòng xót liễu vì hoa,
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B. Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
Gia đồng vào gửi tin nhà mới sang.
(Nguyễn Du_ Truyện Kiều)
2. Phát triển từ vựng bằng cách nào? Nêu các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: 1. Giải thích nghĩa của từ “đầu” trong các ví dụ sau:
A. Đầu con người, đầu con ngựa.
B. Anh ta có cái đầu thuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết. C. Đầu máy bay, đầu tủ.
D. Đầu tàu, đầu xe. E. Dẫn đầu, lần đầu.
2. Học bài, nghiên cứu bài “Sự phát triển của từ vựng” (tiếp).
Ngày 22 tháng 09 năm 2008 Ngày 22 tháng 09 năm 2008 Tiết 22:
VĂN BẢN
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
A. Mục tiêu :
1. Giúp học sinh thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự những nhiễu của quan lại thời Lê_ Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu biết đến đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút thời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
2. Tích hợp với tiếng việt: từ Hán- Việt, những từ ngữ cổ. Với tập làm văn nghệ thuật tự sự. Phân biệt các nét khác biệt của văn bản tùy bút và văn bản truyện. Cụm bài kí trung đai. Bối cảnh xã hội.
3. Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tùy bút trung đại.
B. Chuẩn bị:
- Đọc văn bản tác phẩm “Vũ trung tùy bút” bản dịch tiếng việt. - Chuyện lịch sử Trịnh Sâm_ Đặng Thị Huệ.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ.
1. Kể tóm tắt “Chuyện người con giá Nam Xương” theo ngôi kể Vũ Nương hoặc Trương Sinh?
2. Những yếu tố thần kì hoang đường trong chuyện được đưa vào trong truyện có ý nghĩa gì? * Bài mới.
* Khởi động:
- Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê- Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng lộng hành của bọn quan lại thừa cơ đục nước béo cò. Nếu “Hoàng Lê nhất thống chí” chỉ chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể kí sự (thượng kinh kí sự) thì Phạm Đình Hổ chọn thể tùy bút với cốt truyện đơn giản. Kết cấu bố cụctự do, tùy theo cảm xúc mà ghi chép những điều mắt thấy tai nghe. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu truyện nhỏ mà tác giả “tùy theo ngọn bút viết trong mưa” một cách tự nhiên, thoải mái, chân thực chi tiết xen những lời bình ngắn gọn.
- Gọi học sinh đọc ghi chú?
- Em hiểu gì về tác giả?
- Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Văn bản đề cập đến vấn đè gì?
- Văn bản thuộc thể loại gì?
- Đọc văn bản này như thế nào cho diễn cảm?
- Gọi học sinh giải thích nghĩa từ theo cách truy nhau?
- Văn bản này có thể chí làm mấy phần? Nêu ý từng phần?
- Tác giả kể theo ngôi nào? Tác dụng?
- Dựa vào chú thích để trả lời
- Trịnh Sâm một vị tướng nổi tiếng thông minh, quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bê trễ công việc triều chính.
- Giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
- Giải thích 10 từ.
- Thú ăn chơi của chúa Trịnh.
- Sự tham lam, những nhiễu của quan lại trong phủ chúa
- Theo ngôi 3 đảm bảo tính khách quan của sự ghi chép. I. Đọc tìm hiểu chung. 1. Tác giả - Tác phẩm a. Là bạn thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Hai tác phẩm lớn là: “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngẫu lục”
b. Tác phẩm:
+ Xuất xứ: “Chuyện cũ viết...” là 1 trong số 88 tùy bút của “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút viết trong mưa) viết đầu XIX
+ Chủ đề: Ghi chép về cuộc sống và sihn hoạt ở phủ chúa Trịnh thời Trịnh Vương Trịnh Sâm (1742 – 1782)
+ Thể loại: Tùy bút cổ gần với kiểu văn bản tự sự. 2. Đọc 3. Giải nghĩa từ. 4. Bố cục: 2 phần Phần 1 : từ đầu bất thường Phần 2: Còn lại