- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tập trung phát triển các Tổng công ty và doanh nghiệp lớn, có mức vốn điều lệ ở mức trung bình trong khu vực, hoàn toàn có khả năng tự chủ về vốn trong kinh doanh. Đồng thời bằng mọi biện pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp lại, giao bán khoán doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả để nguồn vốn Nhà nước có điều kiện tập trung phát triển những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trọng điểm.
- Các giải pháp của Nhà nước cần tạo điều kiện cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước như giảm thuế lợi tức trong các năm đầu mới thực hiện cổ phần hoá, miễn lệ phí trước bạ cho các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài công chúng cao, ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp cổ phần, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường tài chính.
- Bộ Tài chính cần chỉ đạo và Tổng cục thuế cần tổ chức tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp hạch toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, đảm bảo số liệu tài chính xuất trình cho Ngân hàng là trung thực, chính xác.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cần thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu thực hiện hợp đồng theo thông lệ quốc tế, đảm bảo chắc chắn các công trình gọi
thầu có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đúng tiến độ, tránh chậm trễ do thiếu ngân sách hay chậm thanh toán.
- Tháo gỡ khó khăn cho NHTM trong trường hợp bảo lãnh cho một doanh nghiệp vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trước mắt, có thể áp dụng đối với các công trình, dự án lớn mang tính chất trọng điểm quốc gia và các dự án được đánh giá là có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- Có các giải pháp để xử lý đối với các khoản thế chấp bằng bất động sản của doanh nghiệp Nhà nước, các vướng mắc trong thế chấp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Có chính sách thuế và BHXH đối với doanh nghiệp Nhà nước còn nợ trong lĩnh vực xây lắp do các doanh nghiệp thường bị thanh toán chậm, nhỏ giọt trong nhiều năm trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải nộp BHXH và thuế đầy đủ.
- Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đứng ra làm tổng thầu khi có đủ năng lực. Hiện nay, các Nhà thầu Việt Nam, đặc biệt là các Tổng công ty có đủ năng lực thi công nhưng vẫn đang phải làm thầu phụ cho các Nhà thầu nước ngoài nên dẫn đến quyền lợi cho các doanh nghiệp bị thua thiệt, uy tín bị hạn chế. Bên cạnh đó cần có quy chế, có thể là quy định mức giá sàn, không để cho các doanh nghiệp trong nước bỏ thầu quá thấp dẫn tới thua lỗ hoặc thực hiện hợp đồng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các khoản bảo lãnh dự thầu, hay bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Có cơ chế để thành lập các liên doanh, liên kết Ngân hàng – Nhà thầu để đảm bảo sức mạnh cho các Nhà thầu (Nhà thầu có khả năng thi công, ngân hàng cung cấp tài chính, dịch vụ) từ đó khẳng định vị trí của các Nhà thầu Việt Nam trên trường quốc tế.
- Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn trong giải phóng mặt bằng thi công các dự án hay hình thành các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho dự án thi công đúng tiến độ, đúng hợp đồng, các doanh nghiệp triển khai trong khu công nghiệp đúng thời hạn.
- Trong luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập DNXL ngoài vốn điều lệ cần cho thêm những chỉ tiêu về giá trị TSCĐ của DNXL để tránh việc thành lập những DNXL ma hoặc những doanh nghiệp chuyên đấu thầu sử dụng quan hệ để trúng thầu và bán gói thầu cho một doanh nghiệp khác thi công, làm giảm chi phí thực tế cho công trình, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.