Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 118 - 119)

Phát triển Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Hệ thống thông tín dụng sử dụng hiệu ứng “đẩy” và hiệu ứng “chặn” để thu hẹp phạm vi lựa chọn khách hàng tín dụng cũng như để giải quyết vấn đề về rủi ro đạo đức. Với hiệu ứng chặn, nó giúp ngăn chặn những khách hàng xấu trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Với hiệu ứng đẩy thì ngược lại, nó giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với tín dụng ngân hàng với mức chi phí hợp lý. Đặc biệt nó hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi cơ cấu người vay từ khu vực không chính thức sang khu vực chính thức. Như vậy, CIC hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh - một loại hình tín dụng ngân hàng.

Trong thời gian qua, CIC đã mang lại nhiều thành tựu. Tuy nhiên trong thời gian tới NHNN cần thực hiện những giải pháp sau:

- Củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin; đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sau phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Thanh tra NHNN Chi nhánh Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cùng CIC phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

- Giảm chi phí khai thác thông tin để khuyến khích các TCTD tìm kiếm thông tin về khách hàng thông qua CIC.

Đối với các quy định hiện hành về bảo lãnh, trường hợp khách hàng ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh thì yêu cầu thủ tục, hồ sơ đơn giản hơn. Hoặc NHTM có thể căn cứ đề nghị của khách hàng để phát hành thư bảo lãnh, chứ không cần phải qua các thủ tục như Quy chế bảo lãnh hiện hành. Trong quá trình thanh tra, NHNN cần chấp nhận cho NHTM thực hiện đúng các yêu cầu an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh

● Có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các NHTM thực hiện hạch toán các khoản bảo lãnh trong nội bảng cân đối tài chính, để phản ánh đúng thực chất hơn và có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Không nên để đến khi khách hàng không trả được thì mới hạch toán vào nội bảng.

● Nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát nói chung và thanh tra giám sát nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Bởi vì nghiệp vụ này khá phức tạp và đã gây lơi lỏng, ít được chú ý như nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w