Kiến nghị đối với Quốc Hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 115 - 116)

Quốc Hội chỉ đạo sửa đổi và hoàn chỉnh các bộ luật liên quan đến công chứng, thế chấp, sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật về các vấn đề: cấp chứng thư sở hữu, chuyển nhượng, đăng ký, thế chấp, xác nhận thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm… Bổ sung, sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hướng quy định cụ thể danh mục tài sản cầm cố, thế chấp, các quy định cho phép Ngân hàng được xử lý tải sản đã được cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng.

Quốc Hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật việc tiến hành xem xét ban hành pháp lệnh về bảo lãnh, tiến tới xây dựng Luật bảo lãnh. Pháp lệnh hay Luật bảo lãnh phải thể hiện được những nôi dung cơ bản sau đây:

- Những quy ước thống nhất do Phòng thương mại quốc tế ban hành, trực tiếp là ấn phẩm số 458 xuất bản năm 1978: Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu; ấn phẩm số 510 do ICC ban hành… Theo đó, phân tích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh và Bên thứ ba nếu có. Những chế tài xử phạt và cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Những quy định trong Luật dân sự của nước ta, nội dung quy định về bảo lãnh và tái bảo lãnh.

- Những nội dung có liên quan đến bảo lãnh trong Luật các TCTD.

- Những quy định trong Nghị định giao dịch bảo đảm, Nghị định bảo đảm tiền vay, văn bản về cầm cố, thế chấp và bảo lãnh ngân hàng…

- Những cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết gia nhập WTO, AFTA… trong đó chú trọng đến những quy định về dich vụ tài chính, đến nghiệp vụ bảo lãnh theo thông lệ quốc tế.

Theo đó, Luật hay Pháp lệnh về bảo lãnh càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng tốt. Đồng thời dứt khoát phải đảm bảo thông lệ quốc tế trong nội dung văn bản pháp lý này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w