Quy trình bảo lãnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 31 - 34)

Mặc dù bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay nhưng đối với Ngân hàng rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Vì vậy trình tự và thủ tục trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng có nhiều điểm tương tự như trong nghiệp vụ cho vay như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định bảo lãnh, ký hợp đồng, xử lý nợ quá hạn phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Phạm Thị Thu Lan – NH46C

Ngân hàng (Bên bảo lãnh)

Khách hàng của NH

(4) (3)

(1) (2)

(a)

Sơ đồ 1.9: Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng

(a) Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng hay vay vốn… Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng.

(1) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi Ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu của bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, Ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh.

(2) Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba.

(3) Theo như đã thoả thuận với khách hàng và bên thứ ba, Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra.

(4) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi hoặc phí).

Bước 1: Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh ghi rõ số tiền, điều kiện bảo lãnh. Những hồ sơ chung gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình SXKD, hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh

Ngân hàng phân tích khách hàng, hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba. Trong đó xem xét các yếu tố về khả năng trả nợ bảo lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng. Sau đó, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan, cán bộ thực hiện bảo lãnh lập Tờ trình để trình lãnh đạo. Sau khi xem

xét tờ trình, Lãnh đạo Ngân hàng sẽ quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, Lãnh đạo quyết định đưa ra họp HĐTD.

Bước 3: Ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng.

Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và Ngân hàng, thể hiện ràng buộc giữa Ngân hàng và bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh:

- Số tiền và thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng.

- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của Ngân hàng.

- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của Bên được bảo lãnh.

- Hình thức bảo lãnh.

- Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ, hoặc TSĐB cho bảo lãnh mà khách hàng phải thực hiện đối với Ngân hàng.

- Trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng khi Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.

Bước 4: Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Kiểm tra TSĐB cho bảo lãnh, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh, đồng thời tiến hành thu phí. Thời gian theo dõi đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn thanh toán thường rất dài. Việc giám sát và theo dõi đối với các công trình thi công rất phức tạp đặc biệt là xem xét liệu khách hàng có sử dụng đúng mục đích khoản tiền Chủ đầu tư rót xuống không, đòi hỏi Ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp.

Bước 5: Tất toán bảo lãnh.

Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận của Bên thụ hưởng bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, Ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp Bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, Ngân hàng phải trả thay theo lãi suất nợ quá hạn của Bên được bảo lãnh đối với Bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như

phát mại TSBĐ, trích tài khoản của Bên được bảo lãnh (nếu có thoả thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý TSBĐ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w