Kiến nghị đối với Chủ đầu tư (Bên A) và Nhà thầu (Bên B)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 119 - 124)

● Đối với Chủ đầu tư (Bên A).

Việc đấu thầu cần theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tính khách quan, tính hiệu quả và quyền lợi cho các Nhà thầu đủ năng lực và công trình có chất lượng. Trong hồ sơ mời thầu cần quy định năng lực, uy tín của Ngân hàng phát hành bảo lãnh để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Nội dung của các thư bảo lãnh trong hồ sơ mời thầu cần đáp ứng các quy định theo quy chế đấu thầu của Nhà nước, theo thông lệ quốc tê, cụ thể cần đề cập và làm rõ các yếu tố sau:

- Số tiền bảo lãnh.

- Thời gian (thời hạn) hiệu lực của thư bảo lãnh. - Các điều khoản vi phạm, trả tiền.

- Cần xác định rõ tuần tự các bước bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo chất lượng công trình.

Đối với Nhà thầu (Bên B).

Các Nhà thầu cần có quan hệ hợp tác với nhau để tránh hiện tượng phá giá làm thiệt hại cho các Nhà thầu. Thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý xây dựng cơ bản: quy chế đấu thầu, quy chế bảo hành công trình… Cần tìm hiểu kỹ các điều kiện hợp đồng, nghĩa vụ do Chủ đầu tư yêu cầu. Nếu phát hiện yêu cầu của Chủ đầu tư quá “khắt khe” thì nên trao đổi, làm rõ. Cần lựa chon ngân hàng để phát hành bảo lãnh:

- Có tiềm lực tài chính vững mạnh, dịch vụ đầy đủ, trọn gói để phục vụ doanh nghiệp thi công khi trúng thầu.

- Có kinh nghiệm, uy tín để tạo sự tin tưởng cho Chủ đầu tư, nâng cao khả năng trúng thầu.

- Có hiểu biết về xây dựng, có thủ tục, trình tự bảo lãnh rõ ràng, khoa học. - Đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình và có khả năng tư vấn tốt.

- Có quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán với các ngân hàng quốc tế có uy tín để xử lý nghiệp vụ bảo lãnh cho các đối tác liên doanh, liên danh, đồng thời có khả năng tìm hiểu,cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài.

KẾT LUẬN

Bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, cho đến nay nó dần khẳng định tầm quan trọng với bản thân ngân hàng cũng như với toàn bộ nền kinh tế. Nằm trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng, bảo lãnh có ảnh hưởng rất nhiều đến các dịch vụ khác của ngân hàng và chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Nếu nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện tốt một mặt nó thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường, một mặt nó làm tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua phí bảo lãnh. Nói cách khác, bảo lãnh là chất xúc tác quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, phát triển và nâng cao chất lượng bảo lãnh nói chung và bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng là một trong những định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, các DNXL sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thách thức cũng không nhỏ với sự xuất hiện của các DNXL nước ngoài, tạo ra nhu cầu lớn bảo lãnh cho lĩnh vực này. NHĐT & PT HN cần nắm bắt được xu thế mới xây dựng cho mình một chiến lược nâng cao chất lượng bảo lãnh linh hoạt và thích hợp với từng giai đoạn phát triển, xây dựng một chiến lược marketing đồng bộ nhằm đa dạng hoá đối tượng khách hàng , một chính sách phí bảo lãnh hợp lý…Giải pháp trước mắt là NHĐT & PT HN cần phải xây dựng uy tín của mình không chỉ đối với DNXL Việt Nam mà cả nước ngoài thông qua sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và công nghệ của Ngân hàng.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Quản trị Ngân hàng thương mại,NXB Taì Chính 2001

2. Nguyễn Thái Cẩn, Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Trần Đức Dục, Nguyễn Quang Vinh, Tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp xây lắp.

4. Nguyễn Xuân Khương, Đào Nguyên Vinh, Phân tích thống kê hoạt động kinh tế của xí nghiệp xây lắp.

5. Lê Hồng Tâm,Thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề tháng 6/2003.

6. Lê Hông Tâm, Bàn thêm về vai trò, chức năng của bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, số 10 tháng 7/2003.

7. Lê Hồng Tâm, các hình thức và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, số 4 tháng 7+8 năm 2003.

8. Trần Bùi Quốc Huệ, Nhận diện rủi ro trong bảo lãnh xây dựng và giải pháp phòng ngừa, Tạp chí Ngân hàng. số 8 năm 2008.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,Quyết định 9488/QĐ-TD3, Quyết định ban hành Chính sách khách hàng.

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công văn 6676/CV-TD1, Tiếp tục tăng cường chấn chỉnh công tác tín dụng trong lĩnh vực xây lắp.

Phụ lục

Mức xếp hạng khách hàng

Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV thì khách hàng được xếp hạng theo các mức sau: STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

3 A Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

4 BBB Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

5 BB Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi,các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng

6 B Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trả nợ

của khách hàng.

7 CCC Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trương hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ.

8 CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

9 C Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

10 D Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w