Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 51)

2.1.1. Sơ lược lich sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 27/05/1957, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ Tài chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng: - Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.

Việc ban hành này nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990, theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Công ty Tài chính, HTX Tín dụng.

Theo quy định của Pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quốc doanh.

Ngày 26/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang khải – Hà Nội với số vốn điều lệ 1100 tỷ đồng và có các Chi nhánh trực thuộc tại Tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội.

Từ khi thành lập cho đến năm 1995, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (NHĐT & PT HN) trải qua 3 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1957 – 1960: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

- Giai đoạn 1965 – 1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

- Giai đoạn 1975 – 1995: phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả nước.

Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi NHĐT & PT Việt Nam thành Tổng cục Đầu tư và Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới 1/1/1995, NHĐT & PT Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản.

Và từ ngày 1/1/1195, NHĐT & PT Việt Nam nói chung, Chi nhánh NHĐT & PT Thành phố Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại. Chi nhánh NHĐT & PT HN có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các Tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHĐT & PT HN.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHĐT & PT HN

2.1.3. Hoạt động của NHĐT & PT HN trong giai đoạn 2005-2007.2.1.3.1. Những hoạt động cơ bản của NHĐT & PT HN. 2.1.3.1. Những hoạt động cơ bản của NHĐT & PT HN.

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chứuc thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Ban giám đốc Khối dịch vụ NH Phòng DV khách hàng DN Phòng DV khách hàng cá nhân Khối Tín dụng Phòng Tín dụng 1 Phòng Tín dụng 2 Phòng Tín dụng 3 Phòng Tín dụng 4 Phòng TTQT Phòng Tiền tệ & Kho quỹ Khối Hỗ trợ KD Khối Qlý nội bộ Các đơn vị trực thuộc Phòng Kế hoạch & Nguồn vốn Phòng Thẩm định- Quản lý Tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng Điện toán Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ Văn phòng Các phòng giao dịch số 1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18, 19

- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.

- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.

- Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB card, cung cấp séc du lịch, ATM.

- Đại lý các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ đối với khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài và khách hàng có quan hệ tín dụng với hệ thống NHĐT & PT như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trong xây dựng, cháy, nổ, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.v.v…

- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. - Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT HN trong giai đoạn 2005 – 2007. đoạn 2005 – 2007.

a. Tổng Tài sản

Tính đến 31/12/2007, Tổng Tài sản đạt 7.831 tỷ đồng (tăng 642 tỷ đồng (+9%)) so với năm 2006.

Tỷ trọng Dư nợ cho vay/Tổng Tài sản đạt 5,1%.

b. Tổng Nguồn vốn.

Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thay đổi cơ cấu Nguồn vốn theo hướng giảm dần khối lượng vốn có chi phí cao, tăng Nguồn vốn huy động chi phí thấp. Cụ thể:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHĐT & PT HN 2005-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động 5.450 6.761 7.420

1. Phân loại theo đối tượng KH

Huy động vốn từ dân cư 2.003 2.283 2.049 Huy động vốn từ các TCKT 3.447 4.478 5.371

2. Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền

Nguồn nội tệ 4.360 5.206 6.164 Nguồn ngoại tệ quy đổi 1.090 1.555 1.256

3. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Nguồn ngắn hạn 3.542 4.259 5.195 Nguồn trung, dài hạn 1.908 2.502 2.225

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp huy động vốn NHĐT & PT HN 2005-2007)

Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 liên tục tăng trưởng. Năm 2006, tổng nguồn vốn là 6.761 tỷ đồng, tăng 1311 tỷ (+24%) so với năm 2005 và năm 2007 là 7.420 tỷ đồng, tăng 659 tỷ (+9,7%) so với năm 2006. 3447 2003 4478 2283 5371 2049 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 tỷ đ ồn g

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn PL theo đối tượng KH

Huy động vốn từ TCKT Huy động vốn từ dân cư

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn (2005: 63,24%, 2006: 66,23%. 2007: 71,66%). Lý giải cho điều này là do các tổ chức nắm giữ một lượng lớn các kỳ phiếu và trái phiếu huy động của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới cho khách hàng doanh

nghiệp như thu hộ doanh nghiệp, dịch vụ trả lương, quản lý ngân quỹ hộ các doanh nghiệp,… Các sản phẩm này không chỉ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp.

Nguồn vốn huy động từ dân cư tính đến 31/12/2007 là 2.049 tỷ đồng, giảm 234 tỷ (-103%) so với 2006. Nguồn vốn từ dân cư giảm trước hết là do sự gia tăng trong huy động vốn dân cư của các NHTM Cổ phần và sự điều hành công tác huy động vốn của Hội sở chính áp dụng nhiều biện pháp giảm lãi suất để khắc phục tình trạng dư thừa vốn khả dụng trong 9 tháng đầu năm 2007. Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân trong năm 2007 đến hạn thanh toán kỳ phiếu của một số Doanh nghiệp.

Nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng lớn (2005:80%, 2006:77%, 2007:83%).

Nguồn vốn ngắn hạn cũng tăng đáng kể (2006 tăng 717 tỷ(+20%), 2007 tăng 936 tỷ (+22%). Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của Chi nhánh.

Chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Ngoài sản phẩm tiết kiệm truyền thống, Chi nhánh đã triển khai thêm các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…Do vậy, Chi nhánh đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm, tuy nhiên chưa ổn định, còn mang tính chất phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của đơn vị, một số điểm huy động vốn dân cư vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa và thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng theo yêu cầu phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

c. Hoạt động tín dụng.

Bảng 2.2: Tình hình HĐ Tín dụng của NHĐT & PT HN 2005-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ tín dụng 4.082 4.335 3.990

1. Theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn 3.061 3.442 3.216 Cho vay trung dài hạn 1.021 893 774

2. Theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước 2.653 2.124 1.397 Doanh nghiệp ngoài QD 1.429 2.211 2.593

3. Theo tài sản bảo đảm

Có TSBĐ 980 1.214 1.456

Không có TSBĐ 3.102 3.121 2.534

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT & PT HN 2005)

Quy mô tín dụng.

Theo bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm minh giới hạn tín dụng đươc NHĐT & PT Hà Nội phê duyệt. Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2007 là 3.990 tỷ đồng, bằng 99,8% giới hạn của NHĐT & PT Việt Nam.

Thị phần tín dụng trên địa bàn là 2,2% (của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn là 16%).

Cơ cấu tín dụng

Từ chỗ chỉ có tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ chủ yếu các đơn vị xây lắp, cho đến nay NHĐT & PT HN đã đưa ra nhiều hình thức tín dụng đáp ứng đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, đồng tài trợ, tín dụng dự phòng, tài trợ thương mại, cho vay tiêu dùng. Do đó, dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Cơ cấu tín dụng đã được thay đổi phù hợp với hoạt động của NHTM.

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ khá lớn, năm 2005 là 75%, năm 2006 là 79,3%, năm 2007 là 80,6%. Dư nợ trung dài hạn năm 2006 giảm 128 tỷ đồng (-12,54%) so với năm 2005, đến năm 2007 giảm 119 tỷ đồng (-13,33%) so với năm 2006). Có nhiều lý do giải thích cho điều này:

- Giai đoạn này rất nhiều các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp giao thông (khách hàng chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ) làm ăn kém hiệu quả, do vậy ngân hàng rất khó khăn cho việc cấp vốn vì các khách hàng không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng.

- Trong thời gian này công tác thu nợ trung, dài hạn được thực hiện tốt, có nhiều dự án được thu nợ mà các dự án mới thì chưa cho vay đựơc tất yếu sẽ dẫn đến dư nợ trung, dài hạn giảm.

Theo thành phần kinh tế.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cũng đã được cải thiện rõ rệt, tăng tỷ trọng dự nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ từ 35% (năm 2005) lên 51% (năm 2006), và đặc biệt là 65% (năm 2007). Đây là đổi mới tích cực của ngân hàng, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Ngân hàng tăng dần tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu bình đẳng hoá môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, gia tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Theo tài sản đảm bảo

Nhận thức được tầm quan trọng của TSBĐ trong dư nợ vay, trong những năm gần đây, ngân hàng đã nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có TSBĐ. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng cho vay có TSBĐ so với tổng dư nợ là 24%, năm 2006 là 28%, đến năm 2007 là 36,5%. Do đó, chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng liên tục được tăng cao.

Chất lượng Tín dụng

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHĐT & PT HN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Tỷ lệ nợ xấu 4% 2,56%

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,48% 0,16% Trích Dự phòng rủi ro 65,45 81,18 Sử dụng Dự Phòng rủi ro 141,33 49,12

(Nguồn: phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)

Dư nợ xấu đến cuối năm 2007 là 102 tỷ đồng, chiếm 2,56% Tổng dư nợ, trong đó nợ nhóm 3 giảm từ 162 tỷ (năm 2006) xuống còn 66 tỷ, nợ nhóm 4 giảm 1 tỷ (dư 31/12/2007 bằng 0), và nợ nhóm 5 giảm từ 49 tỷ xuống 36 tỷ. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,16% thấp hơn nhiều so vơi năm 2006.

d. Hoạt động dịch vụ.

Bảng 2.4: Kết quả thu phí dịch vụ tại NHĐT & PT HN 2005-2007

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng thu dịch vụ phí 29 45.5 51,9 Tỷ lệ thu dich vụ phí/Tổng thu nhập 6,3% 8% 9%

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)

Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh được triển khai với mục tiêu mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ. Tổng số phí thu được trong năm 2007 là 51,9 tỷ, tăng 14% so với năm 2006 và tăng 79% so với năm 2005. Trong đó:

- Dịch vụ bảo lãnh vẫn là dịch vụ được triển khai đầy đủ tất cả các loại với doanh số bảo lãnh đạt 2.600 tỷ, tăng 13% so với năm 2006, số dư bảo lãnh đến 25/12/2007 là 2.418 tỷ. Phí bảo lãnh đạt 35 tỷ đồng, chiếm 67,4% dịch vụ phí của Chi nhánh.

- Hoạt động Ngân quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối với doanh số thu chi tiền mặt là 24.781 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2006.

- Hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ luôn được đảm bảo an toàn và ngày càng phát triển. Doanh số thanh toán quốc tế đạt 415 triệu USD, tăng

20% so với năm 2006 và phí thu được 9,9 tỷ, tăng 36% so với 2006. Thu nhập ròng về kinh doanh ngoại tệ đạt 2,8 tỷ, tăng 36% so với 2006.

- Doanh số thanh toán 2007 đạt 95.511 tỷ, phí thu được là 2,6 tỷ, tăng 30% so

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w