Các loại hình BLNH được áp dụng chủ yếu trong xây lắp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 35 - 38)

a. Bảo lãnh dự thầu.

Thông thường đối với hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng thiết kế, xây dựng hay cung cấp thiết bị thì người chủ công trình thường lựa chọ đối tác thi công thông qua đấu thầu. Để tìm kiếm các Nhà thầu có năng lực và hạn chế những rủi ro khi Nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như: trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ thầu…,chủ đầu từ thường yêu cầu các bên dự thầu phải ký quỹ (đặt cọc) dự thầu. Nếu vi phạm, bên dự thầu sẽ mất tiền đặt cọc. Do ký quỹ gây nên nhiều phiền phức cho cả hai bên, đặc biệt là làm cho một lượng vốn ứ đọng trong quỹ, không có khả năng sinh lời. Mặt khác, tiền ký quỹ thường có giá trị không lớn, do đó nhiều Nhà thầu sau khi ký kết hợp đồng nếu họ tìm được dự án mới sinh lời cao họ vẫn “bỏ” dự án của Chủ đầu tư và chấp nhận mất khoản tiền đã ký quỹ. Như vây, mặc dù đã ký quỹ nhưng rủi ro vẫn xảy ra, nhà đầu tư lại tốn kém hơn khi đi tìm Nhà thầu mới. Do có những hạn chế khi sử dụng phương pháp kỹ quỹ, nhiều Chủ đầu tư đã quay sang yêu cầu phải có cam kết bảo lãnh của Ngân hàng. Bằng phương thức này, Nhà thầu không cần ký quỹ mà vẫn có một sự đảm bảo chắc chắn cho các Chủ đầu tư.

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của Ngân hàng với Chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việc trả tiền phạt cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm những quy định trong hợp đồng dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là loại hình bảo lãnh phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, các dự án trong các lĩnh vực giao thông, nhà ở, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, bến cảng, sân bay… được triển khai rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Theo cơ chế hiện

hành, các đơn vị dự thầu phải có thư bảo lãnh trong hồ sơ dự thầu. Do đó, loại bảo lãnh này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Giá trị bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % khối lượng thông báo đấu thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp người được bảo lãnh không trúng thầu.

b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Là loại bảo lãnh nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (Chủ đầu tư) trong trường hợp người nhận thầu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng xây dựng đã ký kết.

Thư BL

HĐXD

HĐBL

Sơ đồ 1.10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà chủ công trình đề nghị đối với DNXL thi công công trình để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. Do vậy, giá trị tối đa của bảo lãnh thường tương đương với mức bồi thường (dao động ở mức 10%-15%). Bảo lãnh của Ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho Chủ đầu tư, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.

c. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (BL hoàn thanh toán).

HĐBL Chủ đầu tư

Nhà thầu

Ngân hàng bảo lãnh

Ứng trước tiền

Thư bảo lãnh

Sơ đồ 1.11: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, Nhà thầu có thể yêu cầu Chủ đầu tư ứng trước (đặt cọc trước) một khoản tiền. Tiền đặt cọc này vừa giúp Nhà thầu có một phần vốn để mua vật tư xây dựng công trình, vừa có tác dụng ràng buộc Chủ đầu tư phải nhận công trình đã đặt hàng. Tuy nhiên, đề phòng Nhà thầu không thực hiện công trình đồng thời lại không trả tiền đặt cọc, Chủ đầu tư thường yêu cầu Nhà thầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước.

Vậy bảo lãnh hoàn thanh toán là một cam kết của Ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên hưởng bảo lãnh (Chủ đầu tư) nếu Bên được bảo lãnh (Nhà thầu) không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ.

d. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (Bảo lãnh bảo hành).

Những sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành chưa thể khẳng định được có đạt chất lượng hay không. Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong hai phương pháp đẻ bảo hiểm công trình của mình như sau:

Cách 1: Chỉ thanh toán cho đơn vị dự thầu một số tiền nhất định, giữ lại từ 5%-10% giá trị công trình. Nếu sau một thời gian nhất định (khoảng 1 năm) mà chất lượng công trình vẫn đảm bảo mới trả nốt số tiền còn lại cho đơn vị nhận thầu. Nếu công trình hư hỏng, xuống cấp thì đơn vị nhận thầu phải tiến hành sửa chữa, nếu không Chủ đầu tư sẽ dùng số tiền còn lại đó để bù đắp chi phí sửa chữa.

Cách 2: Chủ đầu tư trả toàn bộ giá trị cho đơn vị nhận thầu với điều kiện phải có bảo lãnh của Ngân hàng nếu chất lượng công trình không đảm bảo thì Ngân hàng phải trả toàn bộ số tiền thiệt hại cho Chủ đầu tư. Giá trị bảo lãnh từ 5%-10% giá trị hợp đồng. Loại bảo lãnh này giúp Nhà thầu không bị ứ đọng vốn mà Chủ đầu tư cũng được hạn chế đựơc rủi ro hơn nếu chất lượng công trình không được đảm bảo.

Phạm Thị Thu Lan – NH46C

Nhà thầu

Giá trị của bảo lãnh thanh toán chính bằng giá trị của hợp đồng mua bán. Hình thức phát hành :mở L/C trả chậm, trả ngay; Chấp nhận hối phiếu; Bảo chi séc; Thư bảo lãnh thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w