2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng bảo lãnh, NHĐT & PT HN đã thực hiện bảo lãnh theo một tiêu chuẩn đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, Ngân hàng đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất. Thời gian cần thiết hoàn tất một dịch vụ ít nhất sau 1 đến 3 ngày và nhiều nhất từ 15 đến 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu. Thời gian tối đa cần thiết để nghiên cứu hồ sơ và yêu cầu khách hàng bổ sung (nếu có) là sau 2 ngày kể từ khi nhận hồ sơ khách hàng. Các loại bảo lãnh
Ngân hàng có thể đáp ứng được sau từ 1 đến 3 ngày nhận hồ sơ khách hàng (đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu) gồm:
- Bảo lãnh dự thầu của các khách hàng truyền thống, thường xuyên có tín nhiệm.
- Bảo lãnh trên cơ sở một bảo lãnh đối ứng do một tổ chức tín dụng có quan hệ ngân hàng đại lý với NHĐT & PT HN.
- Các loại bảo lãnh áp dụng hình thức bảo lãnh hạn mức đã được NHĐT & PT HN ký hợp đồng hạn mức bảo lãnh.
Các loại bảo lãnh khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh (trừ bảo lãnh vay vốn) có thể đáp ứng được nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày, chậm nhất là 10 ngày. Nếu vượt thẩm quyền Chi nhánh có thể đáp ứng nhanh nhất 10 ngày, chậm nhất 15 ngày.
Thứ hai,cán bộ nhân viên Chi nhánh NHĐT & PT HN có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, hạn chế tối đa sự phàn nàn của khách hàng. Mỗi sự phàn nàn của khách hàng là bài học kinh nghiệm của Ngân hàng. Mỗi một cán bộ bị khách hàng phàn nàn đều phải được kiểm điểm và thông báo lại với Ngân hàng.
Thứ ba, Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ của Bên bảo lãnh theo yêu cầu đòi tiền đầu tiên của Bên nhận bảo lãnh; đảm bảo nguồn vốn để thực hiện trả thay cho khách hàng được bảo lãnh.
Thứ tư, Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Thực hiện tiêu chuẩn này, Ngân hàng bảo lãnh cho một khách hàng tại tất cả các đơn vị thành viên tối đa là 170 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi). Những khách hàng đã phát sinh tổng dư nợ lớn hơn 170 tỷ đồng phải có kế hoạch giảm dư nợ bảo lãnh. Một nhu cầu bảo lãnh mới phát sinh nếu vượt mức dư nợ 170 tỷ đồng được Ngân hàng thực hiện đồng bảo lãnh cung với Ngân hàng thương mại khác, NHĐT & PT HN sẽ là người làm đầu mối với các tổ chức ti8ns dụng để thực hiện đồng bảo lãnh.
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu định lượng.
2.3.2.1. Dư nợ bảo lãnh hàng năm tại NHĐT & PT HN.
Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh cơ cấu theo loại hình bảo lãnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tuyệt đối Tuyệt đối % TT so với 2005 Tuyệt đối % TT so với 2006 Bảo lãnh dự thầu 179,1 137 -23,5 152 10,9 BL Thực hiện HĐ 819 1137 38,8 1581 39 BL chất lượng SP 110,9 250 25,4 274 9,6 BL ứng trước 239 341 42,7 365 7,0 BL khác 358 409 14,0 669 63,6 Tổng Dư nợ BL 1706 2274 33,3 3041 33,7
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp tại NHĐT & PT HN)
● Quy mô bảo lãnh.
1706 2274 3041 0 1000 2000 3000 4000 tỷ đ ồ n g
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 2.2: Dư nợ bảo lãnh qua các năm
Dư nợ bảo lãnh
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy dư nợ bảo lãnh của NHĐT & PT HN liên tục tăng và tỷ lệ tăng khá đều. Nếu như dư nợ bảo lãnh năm 2005 là 1.706 tỷ đồng thì năm 2006 đã tăng lên 2.274 tỷ đồng (tăng 33,3% so với năm 2005), và đến năm 2007 là 3.041 tỷ đồng (tăng 33,7% so với năm 2006 và tăng 78,3% so với năm 2005). Các loại hình bảo lãnh của NHĐT & PT HN vẫn giữ một mức tăng trưởng ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh, trong đó bảo lãnh Thực hiện hợp đồng tăng trưởng mạnh nhất (năm 2007 tăng 39% so với năm 2006, tăng 93% so với
năm 2005). Điều này cho thấy nhu cầu về loại bảo lãnh này tăng mạnh. Giá trị của loại bảo lãnh này rất lớn nên số phí mà Ngân hàng thu về từ loại hình bảo lãnh này cũng không nhỏ.
Tỷ trọng dư nợ bảo lãnh trong tổng dư nợ tín dụng khá lớn, năm 2005 là 42%, năm 2006 là 52% và đến năm 2007 tăng lên đến 76%, cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh đối với Chi nhánh NHĐT & PT HN là một trong những nghiệp vụ tín dụng chủ yếu và quan trọng bậc nhất.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ bảo lãnh trong Tổng dư nợ tín dụng
Năm 2005 42% 58% Năm 2006 52% 48% Dư nợ bảo lãnh Dư nợ tín dụng khác Năm 2007 76% 24%
Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng mạnh mẽ hơn. Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện cam kết về giảm thuế theo lộ trình với AFTA vừa tạo thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn không nhỏ trong cạnh tranh phát triển. Trong thời gian tới các dự án xây lắp trong các lĩnh vực giao thông, nhà ở, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu chế xuất, bến cảng, sân bay dầu khí, hàng không, bưu điện sẽ được triển khai rộng khắp ở Trung ương và địa phương với quy mô lớn, tốc độ phát triển nhanh. Nhu cầu về mở rộng doanh nghiệp, nhu cầu về nhà ở đang tăng cao đặc biệt là trong quá trình đô thị hoá. Tất cả tạo ra một thị trường rộng lớn cho lĩnh vực xây lắp phát triển và tất yếu cầu về bảo lãnh xây lắp tăng.
●Cơ cấu bảo lãnh.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ bảo lãnh năm 2007 theo cơ cấu các hình thức bảo lãnh 5% 52% 9% 12% 22% BL Dự thầu BL Thực hiện hợp đồng BL Đảm bảo chất lượng SP BL Hoàn trả tiền ứng trước BL khác
Dư nợ bảo lãnh dự thầu chỉ chiếm 5% do giá trị hợp đồng của mỗi món bảo lãnh không lớn, song số món bảo lãnh dự thầu lớn, thường chiếm từ 44%-50% tổng số món bảo lãnh phát sinh tại NHĐT & PT HN trong năm. Nhu cầu của khách hàng về loại hình bảo lãnh này là rất lớn nhằm đáp ứng đủ điều kiện tham gia dự thầu là phải có bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng. Đây là loại bảo lãnh khá an toàn do nó có thời gian ngắn, khả năng Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán là rất thấp.
Khi trúng thầu, lập tức phát sinh nhu cầu bảo lãnh Thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo cho Chủ đầu tư rằng công trình sẽ thực hiện đúng các điều khoản trên hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh Thực hiện hợp đồng có tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ bảo lãnh (chiếm 52%) do giá trị của mỗi món bảo lãnh là lớn, nhưng số món bảo lãnh thấp hơn so với bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và các bảo lãnh khác (như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh mở L/C trả chậm,…) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ bảo lãnh.
Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh như vậy là hợp lý. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy rõ hơn sự chênh lệch rất lớn giữa dư nợ bảo lãnh cho DNXL và dư nợ bảo lãnh cho các doanh nghiệp khác.
Bảng 2.7: Dư bảo lãnh theo ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề
Năm 2006 Năm 2007
Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ %
Điện 1,5 4,5 2,0 5,8
Xi măng 0,07 0,2 0,04 0,1
Bất động sản 3,3 10 2,8 8,1
Xây lắp 14,2 43 14 40,0
Bưu chính viễn thông 0,9 2,6 0,84 2,4
Du lịch 0,5 1,5 0,67 1,9 Dệt may, da giày 0,43 1,3 0,7 2,0 Dịch vụ 1,0 3,1 1,25 3,5 TDụng bán lẻ, cá nhân 0,2 0,6 0,3 0,8 Khác 10,9 33,2 12,4 35,4 Tổng 33 100 35 100
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)
2.3.2.2. Thu từ hoạt động bảo lãnh.
Bảng 2.8: Thu dịch vụ năm 2006-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thu Tỷ trọng Thu Tỷ trọng Thu Tỷ trọng Thu DV Bảo lãnh 18 62,1 33 72,5 35 67,4 Thu DV TTQT & KDNT 6,7 23 7,3 16 9,9 19 Thu DV Thanh toán 1,8 6,3 2,0 4,4 2,6 5,0 Thu DV bảo hiểm 2,2 7,5 3,1 6,8 3,6 7,0 Thu DV khác 0,3 1,1 0,1 0,3 0,8 1,6
Tổng Thu Dịch Vụ 29 100 45,5 100 51,9 100
Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy thu dịch vụ bảo lãnh từ 18 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 33 tỷ năm 2006 (tăng 83,3%), đến năm 2007 thu từ bảo lãnh đạt 35 tỷ đồng (tăng 6% so với năm 2006 và tăng 94,4% so với năm 2005).
18 33 35 0 10 20 30 40 tỷ đ ồ n g
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 2.5: Thu phí bảo lãnh qua các năm
Thu phí bảo lãnh
Tỷ trọng thu từ bảo lãnh trong tổng thu dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 72,5% và năm 2007 là 67,4%, thể hiện vai trò quan trọng của bảo lãnh trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của NHĐT & PT HN nói chung.
Năm 2005 62% 38% Năm 2006 27.5 % 72.5 % Thu DV bảo lãnh Thu dịch vụ khác Năm 2005 67.4 % 32.6 %
Ta có thể thấy rõ hơn vai trò của bảo lãnh đối với Chi nhánh qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thu phí dịch vụ năm 2007 67.4% 19% 5% 7% 1.6% Thu DV bảo lãnh Thu DV TTQT & KDNT Th DV thanh toán Thu DV bảo hiểm Thu khác
2.4. Đánh giá chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại NHĐT & PT HN.2.4.1. Những kết quả đạt được. 2.4.1. Những kết quả đạt được.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại với các NHTM Việt Nam. Hiện nay, loại hình này chỉ được triển khai ở những Ngân hàng lớn, có uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn phải có uy tín ở thị trường nước ngoài. Với vai trò là một Chi nhánh cấp 1 quan trọng của NHĐT & PT Việt Nam, hơn nữa lại được đóng trên một địa bàn trọng yếu về kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bảo lãnh được thực hiện ở NHĐT & PT HN ngay từ những ngày đầu khi loại hình này còn khá mới mẻ. Cho đến nay, Chi nhánh đã gặt hái nhiều thành quả nhất định từ hoạt động này, đặc biệt cho các DNXL. Lĩnh vực xây lắp luôn là một lĩnh vực mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có ưu thế hơn so với bất kỳ một Ngân hàng nào khác ở Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua, chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại Ngân hàng luôn được đánh giá cao, đạt được sự tin cậy của khách hàng, trong nhiều trường hợp được các Chủ đầu tư tin tưởng yêu cầu các Nhà thầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng.Hoạt động bảo lãnh đối với các DNXL tại NHĐT & PT HN không ngừng tăng trưởng với tốc độ ổn định, hợp lý, phù hợp với mục tiêu đề ra, tạo được một hình ảnh đẹp cho NHĐT & PT HN nói riêng và toàn bộ hệ thống NHĐT & PT nói chung.
Dư nợ bảo lãnh cho các DNXL chiếm tỷ trọng cao (40% năm 2007) trong tổng dư nợ bảo lãnh, ngày càng xuất hiện những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn, nhất là trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng;số lượng món bảo lãnh nhiều, chiếm tỷ trọng lớn là bảo lãnh dự thầu (44-50% tổng số món bảo lãnh phát sinh tại Chi nhánh).
Dư nợ từ hoạt động bảo lãnh này tăng lên làm cho doanh thu từ hoạt động này cũng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu phí dịch vụ của Ngân hàng (năm 2005 là 62,1%, năm 2006 là 72,5%, năm 2007 là 67,4%). Điều này cho thấy, phí bảo lãnh là một nguồn thu quan trọng của Chi nhánh. Vì vậy, khai thác và tận dụng hết tiềm năng và thế mạnh của các loại bảo lãnh, đặc biệt các loại bảo lãnh trong xây lắp là một nhiệm vụ hêt sức quan trọng trong chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng bảo lãnh.
Để có được những kết quả trên là do:
- Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và ổn định, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng trưởng tỷ trọng sản xuất Công nghiệp, Thương mại, Xuất nhập khẩu và Dịch vụ.
- Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng với các thành tựu khoa học, quản lý, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới giúp Ngân hàng nói chung cũng như NHĐT & PT HN nói riêng phát triển dịch vụ chất lượng cao, trong đó có dịch vụ bảo lãnh.
- Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều đổi mới, bổ sung đồng bộ các cơ chế, quy chế, nâng cao năng lực điều hành Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia; các công cụ Chính sách tiền tệ đã từng bước chuyển biến đồng bộ với diễn biến quy luật thị trường và thông lệ tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh Ngân hàng phát triển.
- Ngân hàng đã xây dựng và phát triển được một nền khách hàng đông đảo, có mạng lưới các Phòng giao dịch tương đối rộng khắp địa bàn Thủ đô, do vậy có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh.
- Ngân hàng có một hệ thống phần mềm xếp loại và tính điểm khách hàng giúp Ngân hàng có một cái nhìn toàn diện về khách hàng, dễ dàng đưa ra các phán quyết các yêu cầu của khách hàng.
- Các loại hình bảo lãnh đa dạng. Hơn nữa, trong xây lắp, Ngân hàng thường bảo lãnh trọn gói từ bảo lãnh dự thầu và khách hàng trúng thầu tiếp tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, cuối cùng khi bàn giao công trình Ngân hàng sẽ thực hiện bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Bảo lãnh trọn gói giúp cho Ngân hàng giảm chi phí, nắm rõ thông tin khách hàng và hạn chế rủi ro.
- Nhân tố con người được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, cán bộ tín dụng của Chi nhánh được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong nắm bắt thông tin cũng như khả năng thẩm định tài chính cho các Doanh nghiệp xây lắp, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân.2.4.2.1. Tồn tại 2.4.2.1. Tồn tại
Chất lượng bảo lãnh của NHĐT & PT HN đối với DNXL nói riêng cũng như chất lượng bảo lãnh nói chung đang từng bước được nâng cao và phát triển, song vẫn còn mắc phải những hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Sau đây là một số hạn chế còn tồn tại:
Về quy mô bảo lãnh: Quy mô bảo lãnh còn hạn chế so với khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của Chi nhánh, tốc độ tăng trưởng của bảo lãnh còn thấp, chưa xứng với tiềm năng của một Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Thủ đô.
Về đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng được bảo lãnh chủ yếu tập trung vào khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty có uy tín và quan hệ tín dụng rất chặt chẽ. Các dự án, công trình có dấu hiệu rủi ro thì thường không được chấp nhận bảo lãnh. Điều này vô hình dung đã khiến NHĐT & PT HN bỏ qua cơ hội kinh doanh làm tăng lợi nhuận, bỏ qua một khối lượng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt đối với các DNXL, do đặc thù về quá trình sản xuất và sản phẩm