Chất lượng bảo lãnh đối với DNXL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 38)

1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo lãnh.

Trong bất kỳ một nghiệp vụ BLNH nào cũng đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, đó là người yêu cầu bảo lãnh, Ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

Giữa các chủ thể trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh là quan hệ hợp đồng kinh tế làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh. Giữa Ngân hàng bảo lãnh và người yêu cầu bảo lãnh là quan hệ đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng đối với yêu cầu bảo lãnh. Giữa Ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh là quan hệ cam kết đảm bảo khả năng thanh toán cho người thụ hưởng khi người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình. Một bảo lãnh được coi là có chất lượng khi đảm bảo được chất lượng của cả ba mối quan hệ kể trên. Nói cách khác, chất lượng của bảo lãnh là việc Ngân hàng bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu của người yêu cầu bảo lãnh, làm thoả mãn được lợi ích của người được bảo lãnh và của chính Ngân hàng. Do vậy, để đánh giá chất lượng bảo lãnh cần phải căn cứ trên ba giác độ:

Xét trên giác độ của một Ngân hàng.

Bảo lãnh có chất lượng, trước hết, phải mang lại những lợi ích về mặt tài chính, từ việc thu phí cho tới việc khai thác nguồn huy động vốn từ số tiền ký quỹ của khách hàng, và các phí dịch vụ khác đi kèm khi khách hàng tham gia bảo lãnh tại Ngân hàng. Quy mô, thời hạn, giá trị của mỗi nghiệp vụ bảo lãnh phải phù hợp với khả năng tài chính và thực lực của Ngân hàng theo hướng tích cực để đảm bảo Ngân hàng hoạt động lành mạnh và có tính cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện hoạt động bảo lãnh phải đảm bảo tính an toàn nói chung cho các hoạt động của Ngân hàng, mức độ xảy ra các rủi ro thanh toán mà Ngân hàng phải trả thay cho khách

hàng là tối thiểu và không gây ra những tác động xấu tới tính thanh khoản cũng như uy tín của Ngân hàng.

Xét trên giác độ doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng.

Xét trên giác độ khách hàng của Ngân hàng thì doanh nghiệp được hiểu bao gồm hai chủ thể: Người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

Bảo lãnh có chất lượng phải do một Ngân hàng có uy tín phát hành để tạo dựng niềm tin cho bên nhận bảo lãnh. Thủ tục xin cấp bảo lãnh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiến hành một cách đầy đủ và nhanh chóng, đem lại thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho khách hàng của Ngân hàng.

Xét trên giác độ nền kinh tế.

Sẽ là phiến diện nếu như hoạt động kinh doanhNgân hàng không góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế xã hôi. Điều này thể hiện vai trò của Ngân hàng trong việc phân bổ có hiệu quả của nguồn vốn và đáp ứng có hiệu quả nhu cầu về bảo lãnh của Ngân hàng cho nền kinh tế nói chung. Xét trên giác độ nền kinh tế, chất lượng bảo lãnh được đánh giá qua các nội dung cơ bản sau: Mức độ đáp ứng yêu cầu chung về hoạt động bảo lãnh, mức độ đóng góp và sự cải thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân; khả năng chấp hành tốt các quy định về an toàn trong hoạt động; khả năng góp phần thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, góp phần phát triển các thành phần kinh tế trong nước, đa dạng hoá ngành nghề nhằm thu hút nguồn lực nhàn rỗi, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển cân đối giữa các vùng miền.

Tóm lại, chất lượng BLNH là một chỉ tiêu tổng hợp được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố. Đó là sự tổng hoà về quyền lợi và nghĩa vụ của ba mối quan hệ giữa ba chủ thể chính tham gia hoạt động bảo lãnh. Chất lượng bảo lãnh không phải là kết quả tự nhiên mà là kết quả của một quá trình kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các chủ thể kinh tế. Vai trò của BLNH rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ hoạt động của Ngân hàng mà còn tới cả nền kinh tế nói chung. Do vây, yêu cầu phải nâng cao chất lượng trong các nghiệp vụ BLNH là một vấn đề cần thực hiện.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của các DNXL.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính.

Các loại hình bảo lãnh đa dạng.

Không phải hầu hết các Ngân hàng đều đáp ứng đầy đủ những loại hình bảo lãnh, tuỳ theo năng lực của Ngân hàng mà Ngân hàng đưa ra những loại hình bảo lãnh khác nhau. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng cang chứng tỏ sự phát triển của Ngân hàng đó về mọi mặt. Việc phân tích chỉ tiêu này cũng sẽ giúp Ngân hàng biết được loại hình bảo lãnh nào của Ngân hàng thực sự hấp dẫn khách hàng, loại hình nào cần được quan tâm phát triển, từ đó xâu chuỗi và tiến hành trọn gói, hoặc song song với các dịch vụ khác. Ví dụ, trong xây lắp, do đặc tính của ngành, các Ngân hàng thường bảo lãnh trọn gói từ bảo lãnh dự thầu và khách hàng trúng thầu tiếp tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, cuối cùng khi bàn giao công trình Ngân hàng sẽ thực hiện bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Bảo lãnh trọn gói giúp cho Ngân hàng giảm chi phí, nắm rõ thông tin khách hàng và hạn chế rủi ro.

Tài sản đảm bảo (Mức ký quỹ, cầm cố, thế chấp…)

Khách hàng thường đánh giá cao những Ngân hàng có yêu cầu về TSBĐ hay mức ký qũy thấp hoặc bằng không. Vì vậy cần cân đối giữa nhu cầu của khách hàng và Ngân hàng để vừa phù hợp với yêu cầu về giao dịch bảo đảm cũng như yêu cầu về an toàn cho Ngân hàng mà lại không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng trong việc đảm bảo yêu cầu đó. Điều này sẽ giúp tăng độ an toàn cho khoản bảo lãnh đồng thời cũng không làm giảm tính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng.

Thời gian và thái độ phục vụ yêu cầu bảo lãnh.

Khi tiến hành bảo lãnh, khách hàng nào cũng đều muốn thủ tục tiến hành càng nhanh gọn và linh hoạt càng tốt và được phục vụ bởi một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có thái độ phục vụ chu đáo, tận tình. Ngày nay, khi mà mức biểu phí bảo lãnh của các Ngân hàng có thể nói là không có sự khác biệt lắm thì chất lượng phục vụ lại càng được quan tâm đến. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing Ngân hàng để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

Khả năng thanh toán ngay của Ngân hàng.

Một Ngân hàng mà số lượng bảo lãnh phải trả thay cho khách hàng thấp, và nếu có đều được Ngân hàng Ngân hàng giải quyết nhanh chóng thì tất yếu là Ngân hàng có khả năng thẩm định tốt, khả năng thanh toán cao. Như vậy thư bảo lãnh do Ngân hàng bảo lãnh sẽ có uy tín cao và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Ngày nay, đặc biệt trong hoạt động xây lắp, một số Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu phải có được bảo lãnh của một Ngân hàng chỉ định.

Bảo lãnh phải được thực hiện phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội.

Hoạt động bảo lãnh được coi là một hình thức tài trợ vốn bằng chữ ký cho doanh nghiệp để doanh nghiệp mở rộng quy mô, hoạt động có hiệu quả. Đối với lĩnh vực xây lắp, một công trình được thực hiện thành công không chỉ đem lại những lợi ích về kinh tế mà còn có thể thu được nhiều những lợi ích xã hội. Vì vậy, một bảo lãnh có chất lượng cần phải có những định hướng tăng cường, hỗ trợ những ngành kinh tế tiềm năng, mũi nhọn của đất nước.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng.

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh.

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp nói chung và cho DNXL nói riêng, phát sinh trong từng thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được đưa ra so sánh tương đối và tuyệt đối với các năm trước, xem xét quy mô bảo lãnh DNXL với quy mô bảo lãnh chung về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng. Bên cạnh đó xem xét nhu cầu của các DNXL đã được Ngân hàng đáp ứng tối đa chưa.

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của Ngân hàng. Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm) tăng theo thời gian thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển và được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh.

Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh cao cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thanh toán thay bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ phải đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện tốt.

Tỷ lệ bảo lãnh NH phải thực hiện thay nghĩa vụ cho KH (DNXL).

Số tiền NH phải thực hiện thay

Tỷ lệ bảo lãnh NH phải nghĩa vụ cho KH thực hiện thay nghĩa vụ =

cho khách hàng Doạnh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi xem xét chất lượng bảo lãnh tại một Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh công tác thẩm định bảo lãnh hoạt động không hiệu quả, không thực hiện tốt chính sách sàng lọc khách hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn =

Tổng dư nợ bảo lãnh đến hạn

Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tiểm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể là do công tác thẩm định, đôn đốc thực hiện hợp đồng bảo lãnh đến giám sát tín dụng còn nhiều thiếu sót. Tỷ lệ này tuy quan trọng song không phải là thước đo chính xác để đánh giá chất lượng bảo lãnh bởi khuynh hướng làm đẹp bảng cân đối của Ngân hàng và cũng bởi tình trạng gia hạn nợ khi những khoản nợ đến hạn. Việc đánh giá chỉ tiêu này cần phải dựa vào các chỉ tiêu: doanh số bảo lãnh so với năm trước, nợ quá hạn phát sinh thêm (doanh số chuyển nợ quá hạn trong năm), dư nợ quá hạn, cơ cấu thu nợ quá hạn…Nếu các tỷ lệ này cao có nghĩa là Ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro từ nghiệp vụ bảo lãnh mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc đòi nợ đối với những khoản bảo lãnh này là hết sức khó khăn và tổn thất có thể xảy ra với khả năng rất cao.

Dư nợ bảo lãnh được ký quỹ hay có TSBĐ.

Số dư bảo lãnh có TSBĐ Tỷ lệ bảo lãnh có = hoặc ký quỹ TSBĐ hoặc ký quỹ Tổng số dư bảo lãnh

Xét trên giác độ người được bảo lãnh thì tỷ lệ này càng thấp càng tốt, nhưng xét trên giác độ Ngân hàng thì tỷ lệ này càng cao càng tốt, càng đảm bảo an toàn cho

các khoản bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên không phải DNXL nào cũng đáp ứng được những điều kiện về TSBĐ hay ký quỹ mà Ngân hàng đưa ra. Do đó, tỷ lệ này cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã bỏ qua một nhóm khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, do hoạt động bảo lãnh ít phải chịu rủi ro hơn so với hoạt động cho vay nên Ngân hàng thường yêu cầu tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ vay nhằm thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy, khi xem xét chỉ tiêu này cần phải kết hợp xem xét khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh.

Chỉ tiêu này là một thước đo quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của bảo lãnh. Khoản bảo lãnh không thể xem là có chất lượng nếu không đem lại thu nhập thực tế cho Ngân hàng. Nguồn thu bảo lãnh chính là các khoản phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Nguồn thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện chất lượng hoạt động BLNH ngày một tốt hơn. Chỉ tiêu này thường được xem xét kết hợp với hai chỉ tiêu sau:

Thu từ bảo lãnh đ/v DNXL Tỷ trọng thu BL cho DNXL trong doanh thu DV =

Doanh thu dịch vụ Thu từ bảo lãnh đ/v DNXL Tỷ trọng thu BL cho DNXL trong tổng DThu =

Tổng doanh thu

Hai chỉ tiêu này thể hiện vị trí của nghiệp vụ bảo lãnh đối với DNXL trong hoạt động bảo lãnh nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Tỷ trọng này càng lớn càng thể hiện tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với Ngân hàng.

Để đánh giá chính xác chúng ta so sánh thu nhập với chi phí bỏ ra để thực hiện bảo lãnh của Ngân hàng, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thì Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng. Tất nhiên tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí càng cao thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng càng có hiệu quả. Ngân hàng tăng chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, đào tạo cán bộ… thì thu hút được nhiều khách hàng hơn, làm

tăng doanh thu, song nếu tốc độ của tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tỏ ra ít có hiệu quả. Chúng ta đều biết để thực hiện hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí gồm chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. Những chi phí gián tiếp sẽ được phân bổ từng phần trong quá trình thực hiện bảo lãnh của Ngân hàng. Một nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh thì chi phí trực tiếp là rất nhỏ nhưng chi phí gián tiếp cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị… thì lớn hơn nhiều. Khoản phí bảo lãnh mà DNXL trả cho Ngân hàng chính là chi phí để doanh nghiệp đựơc Ngân hàng bảo lãnh. Hay chính là thu nhập mà Ngân hàng nhận được từ việc bảo lãnh cho doanh nghiệp (tất nhiên là chưa kể đến thu nhập từ việc đầu tư khoản ký quỹ của doanh nghiệp).

Tóm lại, để đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng hoạt động bảo lãnh đối với DNXL nói riêng và chất lượng hoạt động bảo lãnh nói chung, Ngân hàng cần phân tích tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu. Song tuỳ theo từng hoàn cảnh, từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể của Ngân hàng như: phát triển trong dài hạn hay ngắn hạn, nhằm tăng doanh thu hay nhằm mục tiêu phát triển bền vững… mà Ngân hàng có thể đặt ưu tiên thứ tự các chỉ tiêu là khác nhau.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh của các DNXL.1.3.3. Nhân tố rủi ro trong bảo lãnh đối với các DNXL 1.3.3. Nhân tố rủi ro trong bảo lãnh đối với các DNXL

Trong thời gian qua, các dự án xây dựng trong các lĩnh vực giao thồng, nhà ở, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu chế xuất, bến cảng, sân bay, dầu khí, hàng không, bưu điện,… được triển khai rộng khắp cả Trung ương và các địa phương, có quy mô rất lớn, tốc độ phát triển nhanh. Nhiều dự án xây dựng các loại có nhu cầu bảo lãnh ngay cả nhiều tỉnh miền núi, hay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là nhu cầu bảo lãnh đấu thầu xây dựng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng… của các DNXL đối với các Ngân hàng không ngừng tăng nhanh. Đây là lĩnh vực đã được các NHTM trong nước vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh từ nhiều năm nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w