Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 41 - 44)

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh.

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp nói chung và cho DNXL nói riêng, phát sinh trong từng thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được đưa ra so sánh tương đối và tuyệt đối với các năm trước, xem xét quy mô bảo lãnh DNXL với quy mô bảo lãnh chung về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng. Bên cạnh đó xem xét nhu cầu của các DNXL đã được Ngân hàng đáp ứng tối đa chưa.

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của Ngân hàng. Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm) tăng theo thời gian thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển và được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh.

Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh cao cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thanh toán thay bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ phải đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện tốt.

Tỷ lệ bảo lãnh NH phải thực hiện thay nghĩa vụ cho KH (DNXL).

Số tiền NH phải thực hiện thay

Tỷ lệ bảo lãnh NH phải nghĩa vụ cho KH thực hiện thay nghĩa vụ =

cho khách hàng Doạnh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi xem xét chất lượng bảo lãnh tại một Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh công tác thẩm định bảo lãnh hoạt động không hiệu quả, không thực hiện tốt chính sách sàng lọc khách hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn =

Tổng dư nợ bảo lãnh đến hạn

Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tiểm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể là do công tác thẩm định, đôn đốc thực hiện hợp đồng bảo lãnh đến giám sát tín dụng còn nhiều thiếu sót. Tỷ lệ này tuy quan trọng song không phải là thước đo chính xác để đánh giá chất lượng bảo lãnh bởi khuynh hướng làm đẹp bảng cân đối của Ngân hàng và cũng bởi tình trạng gia hạn nợ khi những khoản nợ đến hạn. Việc đánh giá chỉ tiêu này cần phải dựa vào các chỉ tiêu: doanh số bảo lãnh so với năm trước, nợ quá hạn phát sinh thêm (doanh số chuyển nợ quá hạn trong năm), dư nợ quá hạn, cơ cấu thu nợ quá hạn…Nếu các tỷ lệ này cao có nghĩa là Ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro từ nghiệp vụ bảo lãnh mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc đòi nợ đối với những khoản bảo lãnh này là hết sức khó khăn và tổn thất có thể xảy ra với khả năng rất cao.

Dư nợ bảo lãnh được ký quỹ hay có TSBĐ.

Số dư bảo lãnh có TSBĐ Tỷ lệ bảo lãnh có = hoặc ký quỹ TSBĐ hoặc ký quỹ Tổng số dư bảo lãnh

Xét trên giác độ người được bảo lãnh thì tỷ lệ này càng thấp càng tốt, nhưng xét trên giác độ Ngân hàng thì tỷ lệ này càng cao càng tốt, càng đảm bảo an toàn cho

các khoản bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên không phải DNXL nào cũng đáp ứng được những điều kiện về TSBĐ hay ký quỹ mà Ngân hàng đưa ra. Do đó, tỷ lệ này cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã bỏ qua một nhóm khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, do hoạt động bảo lãnh ít phải chịu rủi ro hơn so với hoạt động cho vay nên Ngân hàng thường yêu cầu tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ vay nhằm thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy, khi xem xét chỉ tiêu này cần phải kết hợp xem xét khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh.

Chỉ tiêu này là một thước đo quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của bảo lãnh. Khoản bảo lãnh không thể xem là có chất lượng nếu không đem lại thu nhập thực tế cho Ngân hàng. Nguồn thu bảo lãnh chính là các khoản phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Nguồn thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện chất lượng hoạt động BLNH ngày một tốt hơn. Chỉ tiêu này thường được xem xét kết hợp với hai chỉ tiêu sau:

Thu từ bảo lãnh đ/v DNXL Tỷ trọng thu BL cho DNXL trong doanh thu DV =

Doanh thu dịch vụ Thu từ bảo lãnh đ/v DNXL Tỷ trọng thu BL cho DNXL trong tổng DThu =

Tổng doanh thu

Hai chỉ tiêu này thể hiện vị trí của nghiệp vụ bảo lãnh đối với DNXL trong hoạt động bảo lãnh nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Tỷ trọng này càng lớn càng thể hiện tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với Ngân hàng.

Để đánh giá chính xác chúng ta so sánh thu nhập với chi phí bỏ ra để thực hiện bảo lãnh của Ngân hàng, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thì Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng. Tất nhiên tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí càng cao thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng càng có hiệu quả. Ngân hàng tăng chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, đào tạo cán bộ… thì thu hút được nhiều khách hàng hơn, làm

tăng doanh thu, song nếu tốc độ của tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tỏ ra ít có hiệu quả. Chúng ta đều biết để thực hiện hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí gồm chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. Những chi phí gián tiếp sẽ được phân bổ từng phần trong quá trình thực hiện bảo lãnh của Ngân hàng. Một nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh thì chi phí trực tiếp là rất nhỏ nhưng chi phí gián tiếp cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị… thì lớn hơn nhiều. Khoản phí bảo lãnh mà DNXL trả cho Ngân hàng chính là chi phí để doanh nghiệp đựơc Ngân hàng bảo lãnh. Hay chính là thu nhập mà Ngân hàng nhận được từ việc bảo lãnh cho doanh nghiệp (tất nhiên là chưa kể đến thu nhập từ việc đầu tư khoản ký quỹ của doanh nghiệp).

Tóm lại, để đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng hoạt động bảo lãnh đối với DNXL nói riêng và chất lượng hoạt động bảo lãnh nói chung, Ngân hàng cần phân tích tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu. Song tuỳ theo từng hoàn cảnh, từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể của Ngân hàng như: phát triển trong dài hạn hay ngắn hạn, nhằm tăng doanh thu hay nhằm mục tiêu phát triển bền vững… mà Ngân hàng có thể đặt ưu tiên thứ tự các chỉ tiêu là khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w