a. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh.
Theo phương thức phát hành bảo lãnh, bảo lãnh được phân thành: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh xác nhận, bảo lãnh có đảm bảo, Đồng bảo lãnh, bảo lãnh giáp lưng, bảo lãnh phụ.
Đây là hình thức bảo lãnh trong đó Ngân hàng trực tiếp phát hành bảo lãnh cho Bên thụ hưởng. Bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm hoàn trả tiền trực tiếp cho Ngân hàng phát hành bảo lãnh khi có rủi ro xảy ra.
Yêu cầu bảo lãnh .
Hợp đồng
Bảo lãnh (điều khoản của BL)
Sơ đồ 1.2: Bảo lãnh trực tiếp
●Bảo lãnh gián tiếp (bảo lãnh đối ứng).
Đây là hình thức bảo lãnh trong đó Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh không phải theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh mà là theo yêu cầu trong thư bảo lãnh đối ứng của một ngân hàng khác (thông thường là Ngân hàng phục vụ bên yêu cầu bảo lãnh). Thông thường bảo lãnh gián tiếp thực hiện quan hệ mua bán hàng hoá, thanh toán dịch vụ giữa các công ty không trên cùng một quốc gia.
Phạm Thị Thu Lan – NH46C
Ngân hàng Người yêu cầu bảo lãnh
Người thụ hưởng BL
(3 ) Phát hành bảo lãnh đối ứng Chỉ thị Phát hành phát hành (2) (4) bảo lãnh BL đối ứng (1) Hợp đồng cơ sở
Sơ đồ 1.3: Bảo lãnh gián tiếp
●Bảo lãnh xác nhận.
Đây là trường hợp Ngân hàng phục vụ Bên thụ hưởng bảo lãnh điền thêm sự xác nhận đảm bảo khả năng thanh toán vào thư bảo lãnh trước khi thông báo cho Bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng bảo lãnh lúc này nhận được hai khả năng đảm bảo thanh toán từ Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận.
Yêu cầu bảo lãnh
Bảo lãnh Hợp đồng (điều khoản BL) Xác nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.4. Xác nhận bảo lãnh ●Bảo lãnh có bảo đảm
Yêu cầu bảo đảm Bảo lãnh đối ứng
Yêu cầu bảo lãnh
Bảo lãnh Hợp đồng ( điều khoản BL) Thông báo xác nhận bảo lãnh
Sơ đồ 1.5. BL có đảm bảo
Ngân hàng chỉ thị Ngân hàng phát hành
Người yêu cầu BL Người thụ hưởng BL
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng xác nhận
Người yêu cầu BL
Người thụ hưởng BL
Ngân hàng
Ngân hàng phát hành Người yêu cầu BL
Người thụ hưởng BL Bên đảm bảo
●Đồng bảo lãnh.
Trong trường hợp số tiền bảo lãnh vượt quá khả năng tài chính của một Ngân hàng, hoặc Ngân hàng muốn chia sẻ rủi ro, Ngân hàng có thể kêu gọi các Ngân hàng khác cùng tham gia trong nghiệp vụ đồng bảo lãnh để phát tán rủi ro.
Yêu cầu bảo lãnh
bảo lãnh HĐ TB/Xác nhận
Sơ đồ 1.6. Đồng bảo lãnh
●Bảo lãnh giáp lưng.
Trong trường hợp hàng hóa từ người bán đến người mua qua một số khâu trung gian, rui ro không thanh toán/không thựuc hiện hợp đồng có thể xảy ra tại các khâu trung gian này. Lúc này nhà nhập khẩu trung gian yêu cầu phải có được bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu yêu cầu có được bảo lãnh thanh toán từ nhà nhập khẩu trung gian.
bảo lãnh (1) bảo lãnh (2)
bán hàng bán hàng
Sơ đồ 1.7: Bảo lãnh giáp lưng
Phạm Thị Thu Lan – NH46C
Ngân hàng
đầu mối Người yêu cầu BL
Người thụ hưởng BL Ngân hàng TB/ Xác nhận Ngân hàng Tham gia Ngân hàng Tham gia Ngân hàng A Ngân hàng B Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Nhà NK trung gian
●Bảo lãnh phụ
Để đảm bảo cho Nhà thầu thực hiện công trình theo đúng tiến độ và yêu cầu, Nhà thầu chính yêu cầu những Nhà thầu phụ phải mở những bảo lãnh mà người thụ hưởng chính là Nhà thầu chính. Những bảo lãnh này được gọi là bảo lãnh phụ. Bảo lãnh phụ đảm bảo cho Nhà thầu chính trong trường hợp không thực hiện được hợp đồng hay mất khả năng thanh toán của Nhà thầu phụ.
BL phụ yêu cầu bảo lãnh
BL phụ bảo lãnh Hợp đồng (điều khoản BL) thông báo/xác nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.8: Bảo lãnh phụ
b. Phân loại theo mục đích của bảo lãnh.
Theo mục đích, bảo lãnh được phân loại thành: BL dự thầu, BL thực hiện hợp đồng, BL bảo hành, BL thanh toán, BL hoàn trả tiền ứng trước, BL vay vốn, BL hải quan, BL phát hành chứng khoán.
c. Phân loại căn cứ vào bản chất của bảo lãnh.
●Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (bảo lãnh bổ sung).
Đây là loại bảo lãnh xuất hiện đầu tiên, với đặc trưng cơ bản là: - Ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là có cùng nghĩa vụ.
- Nghĩa vụ của người được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ Ngân hàng chỉ là nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung chỉ được thực hiện khi có bằng chứng xác nhận rằng nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
●Bảo lãnh độc lập
Ngân hàng
Phát hành Người yêucầu BL
Ngân hàng Người thụ hưởng BL NH p/vụ nhà thầu phụ NH phục vụ Nhà thầu phụ
Là loại bảo lãnh hiện đại phát sinh từ nhu cầu thực tiễn. Cơ chế hoạt động của loại hình dịch vụ này dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc độc lập: Nghĩa vụ Ngân hàng hoàn toàn tách rời nghĩa vụ người được bảo lãnh.
- Nguyên tắc phù hợp: Việc thanh toán chỉ căn cứ vào các điều kiện, điều khoản quy định trong thư bảo lãnh được thoả mãn.
d. Phân loại theo mức độ rủi ro Ngân hàng có thể gặp phải.
●Bảo lãnh theo hình thức cấp tín dụng.
Bao gồm bảo lãnh vay vốn và thư tín dụng dự phòng. Đặc trưng của bảo lãnh theo hình thức cấp tín dụng là bảo lãnh gắn với nghĩa vụ trả nợ của người được bảo lãnh đối với một tổ chức tín dụng khác.
●Bảo lãnh theo hình thức cung cấp dịch vụ.
Bao gồm các loại hình bảo lãnh gắn với các hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ như bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành…
e. Phân loại theo phạm vi vùng lãnh thổ.
Nếu chia theo địa giới lãnh thổ thì bảo lãnh có thể được phân loại thành bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước.
Bảo lãnh trong nước là bảo lãnh mà các bên tham gia đăng ký kinh doanh trong cùng một quốc gia. Còn bảo lãnh ngoài nước là bảo lãnh mà một trong các bên tham gia đăng ký kinh doanh tại nước khác.