Bảo lãnh của NHTM đối với DNXL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 34)

1.2.2.1. Vai trò của BLNH đối với DNXL.

Trong các năm qua, hàng loạt dự án có nguồn vốn quốc tế, vốn FDI, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn của các Bộ, ngành được triển khai ở quy mô lớn, với các quy chế đấu thầu hoặc chỉ định thầu cụ thể,… Trong khi đó, thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước vốn chủ sở hữu rất thấp, nhiều công trình đã thi công xong nhưng chưa được thanh toán, dẫn tới nguồn vốn kinh doanh, dự thầu, thi công xây dựng rất hạn chế. Trong điều kiện đó, nhu cầu bảo lãnh dự thầu xây dựng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng, các dự án có số vốn rất lớn và tăng cao. Bởi vậy, tại các NHTM Việt Nam thời gian qua thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho DNXL phát triển rất nhanh, với quy mô và mức độ khác nhau.

Bảo lãnh được coi là một trong những dịch vụ Ngân hàng có ỹ nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và mở rông sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNXL. Hầu hết các hợp đồng thi công hoặc các hợp đồng mua bán lớn đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài mới hoàn tất. Điều này đặt ra một nhu cầu tài trợ. Với chức năng tài trợ, BLNH đóng vai trò như một tài sản bảo đảm hiệu quả và kinh tế hơn so với cầm cố, thế chấp, giúp các DNXL có được những khoản tín dụng thương mại quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như những khoản tiền ứng trước…

Trong kinh doanh để đạt được sụ thành công đôi khi cũng đòi hỏi phải mạo hiểm, mạnh dạn nhưng không có nghĩa là chấp nhận rủi ro. Với chức năng hạn chế thông tin không cân xứng, hạn chế tổn thất phát sinh do vi phạm hợp đồng, BLNH góp phần thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xây lắp.

Trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu phát hành thanh toán bảo lãnh khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng (bất kể mức độ nào và thiệt hại cho người thụ hưởng là bao nhiêu). Do vậy mà người

được bảo lãnh luôn chịu một áp lực của việc phải bồi hoàn hợp đồng. Trên thực tế, người thụ hưởng cũng luôn mong muốn người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng chứ không muốn nhận bồi hoàn tài chính từ Ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp. Do việc tìm kiếm một công ty khác để thi công tiếp công trình dở dang là không dễ dàng, tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy mà nhờ có BLNH mà Bên được bảo lãnh bị đốc thúc thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết.

1.2.2.2. Các loại hình BLNH được áp dụng chủ yếu trong xây lắp.

a. Bảo lãnh dự thầu.

Thông thường đối với hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng thiết kế, xây dựng hay cung cấp thiết bị thì người chủ công trình thường lựa chọ đối tác thi công thông qua đấu thầu. Để tìm kiếm các Nhà thầu có năng lực và hạn chế những rủi ro khi Nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như: trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ thầu…,chủ đầu từ thường yêu cầu các bên dự thầu phải ký quỹ (đặt cọc) dự thầu. Nếu vi phạm, bên dự thầu sẽ mất tiền đặt cọc. Do ký quỹ gây nên nhiều phiền phức cho cả hai bên, đặc biệt là làm cho một lượng vốn ứ đọng trong quỹ, không có khả năng sinh lời. Mặt khác, tiền ký quỹ thường có giá trị không lớn, do đó nhiều Nhà thầu sau khi ký kết hợp đồng nếu họ tìm được dự án mới sinh lời cao họ vẫn “bỏ” dự án của Chủ đầu tư và chấp nhận mất khoản tiền đã ký quỹ. Như vây, mặc dù đã ký quỹ nhưng rủi ro vẫn xảy ra, nhà đầu tư lại tốn kém hơn khi đi tìm Nhà thầu mới. Do có những hạn chế khi sử dụng phương pháp kỹ quỹ, nhiều Chủ đầu tư đã quay sang yêu cầu phải có cam kết bảo lãnh của Ngân hàng. Bằng phương thức này, Nhà thầu không cần ký quỹ mà vẫn có một sự đảm bảo chắc chắn cho các Chủ đầu tư.

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của Ngân hàng với Chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việc trả tiền phạt cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm những quy định trong hợp đồng dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là loại hình bảo lãnh phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, các dự án trong các lĩnh vực giao thông, nhà ở, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, bến cảng, sân bay… được triển khai rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Theo cơ chế hiện

hành, các đơn vị dự thầu phải có thư bảo lãnh trong hồ sơ dự thầu. Do đó, loại bảo lãnh này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Giá trị bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % khối lượng thông báo đấu thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp người được bảo lãnh không trúng thầu.

b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Là loại bảo lãnh nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng (Chủ đầu tư) trong trường hợp người nhận thầu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng xây dựng đã ký kết.

Thư BL

HĐXD

HĐBL

Sơ đồ 1.10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà chủ công trình đề nghị đối với DNXL thi công công trình để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. Do vậy, giá trị tối đa của bảo lãnh thường tương đương với mức bồi thường (dao động ở mức 10%-15%). Bảo lãnh của Ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho Chủ đầu tư, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.

c. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (BL hoàn thanh toán).

HĐBL Chủ đầu tư

Nhà thầu

Ngân hàng bảo lãnh

Ứng trước tiền

Thư bảo lãnh

Sơ đồ 1.11: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, Nhà thầu có thể yêu cầu Chủ đầu tư ứng trước (đặt cọc trước) một khoản tiền. Tiền đặt cọc này vừa giúp Nhà thầu có một phần vốn để mua vật tư xây dựng công trình, vừa có tác dụng ràng buộc Chủ đầu tư phải nhận công trình đã đặt hàng. Tuy nhiên, đề phòng Nhà thầu không thực hiện công trình đồng thời lại không trả tiền đặt cọc, Chủ đầu tư thường yêu cầu Nhà thầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước.

Vậy bảo lãnh hoàn thanh toán là một cam kết của Ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên hưởng bảo lãnh (Chủ đầu tư) nếu Bên được bảo lãnh (Nhà thầu) không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ.

d. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (Bảo lãnh bảo hành).

Những sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành chưa thể khẳng định được có đạt chất lượng hay không. Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong hai phương pháp đẻ bảo hiểm công trình của mình như sau:

Cách 1: Chỉ thanh toán cho đơn vị dự thầu một số tiền nhất định, giữ lại từ 5%-10% giá trị công trình. Nếu sau một thời gian nhất định (khoảng 1 năm) mà chất lượng công trình vẫn đảm bảo mới trả nốt số tiền còn lại cho đơn vị nhận thầu. Nếu công trình hư hỏng, xuống cấp thì đơn vị nhận thầu phải tiến hành sửa chữa, nếu không Chủ đầu tư sẽ dùng số tiền còn lại đó để bù đắp chi phí sửa chữa.

Cách 2: Chủ đầu tư trả toàn bộ giá trị cho đơn vị nhận thầu với điều kiện phải có bảo lãnh của Ngân hàng nếu chất lượng công trình không đảm bảo thì Ngân hàng phải trả toàn bộ số tiền thiệt hại cho Chủ đầu tư. Giá trị bảo lãnh từ 5%-10% giá trị hợp đồng. Loại bảo lãnh này giúp Nhà thầu không bị ứ đọng vốn mà Chủ đầu tư cũng được hạn chế đựơc rủi ro hơn nếu chất lượng công trình không được đảm bảo.

Phạm Thị Thu Lan – NH46C

Nhà thầu

Giá trị của bảo lãnh thanh toán chính bằng giá trị của hợp đồng mua bán. Hình thức phát hành :mở L/C trả chậm, trả ngay; Chấp nhận hối phiếu; Bảo chi séc; Thư bảo lãnh thanh toán.

1.3. Chất lượng bảo lãnh đối với DNXL.1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo lãnh. 1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo lãnh.

Trong bất kỳ một nghiệp vụ BLNH nào cũng đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, đó là người yêu cầu bảo lãnh, Ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

Giữa các chủ thể trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh là quan hệ hợp đồng kinh tế làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh. Giữa Ngân hàng bảo lãnh và người yêu cầu bảo lãnh là quan hệ đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng đối với yêu cầu bảo lãnh. Giữa Ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh là quan hệ cam kết đảm bảo khả năng thanh toán cho người thụ hưởng khi người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình. Một bảo lãnh được coi là có chất lượng khi đảm bảo được chất lượng của cả ba mối quan hệ kể trên. Nói cách khác, chất lượng của bảo lãnh là việc Ngân hàng bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu của người yêu cầu bảo lãnh, làm thoả mãn được lợi ích của người được bảo lãnh và của chính Ngân hàng. Do vậy, để đánh giá chất lượng bảo lãnh cần phải căn cứ trên ba giác độ:

Xét trên giác độ của một Ngân hàng.

Bảo lãnh có chất lượng, trước hết, phải mang lại những lợi ích về mặt tài chính, từ việc thu phí cho tới việc khai thác nguồn huy động vốn từ số tiền ký quỹ của khách hàng, và các phí dịch vụ khác đi kèm khi khách hàng tham gia bảo lãnh tại Ngân hàng. Quy mô, thời hạn, giá trị của mỗi nghiệp vụ bảo lãnh phải phù hợp với khả năng tài chính và thực lực của Ngân hàng theo hướng tích cực để đảm bảo Ngân hàng hoạt động lành mạnh và có tính cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện hoạt động bảo lãnh phải đảm bảo tính an toàn nói chung cho các hoạt động của Ngân hàng, mức độ xảy ra các rủi ro thanh toán mà Ngân hàng phải trả thay cho khách

hàng là tối thiểu và không gây ra những tác động xấu tới tính thanh khoản cũng như uy tín của Ngân hàng.

Xét trên giác độ doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng.

Xét trên giác độ khách hàng của Ngân hàng thì doanh nghiệp được hiểu bao gồm hai chủ thể: Người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

Bảo lãnh có chất lượng phải do một Ngân hàng có uy tín phát hành để tạo dựng niềm tin cho bên nhận bảo lãnh. Thủ tục xin cấp bảo lãnh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiến hành một cách đầy đủ và nhanh chóng, đem lại thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho khách hàng của Ngân hàng.

Xét trên giác độ nền kinh tế.

Sẽ là phiến diện nếu như hoạt động kinh doanhNgân hàng không góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế xã hôi. Điều này thể hiện vai trò của Ngân hàng trong việc phân bổ có hiệu quả của nguồn vốn và đáp ứng có hiệu quả nhu cầu về bảo lãnh của Ngân hàng cho nền kinh tế nói chung. Xét trên giác độ nền kinh tế, chất lượng bảo lãnh được đánh giá qua các nội dung cơ bản sau: Mức độ đáp ứng yêu cầu chung về hoạt động bảo lãnh, mức độ đóng góp và sự cải thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân; khả năng chấp hành tốt các quy định về an toàn trong hoạt động; khả năng góp phần thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, góp phần phát triển các thành phần kinh tế trong nước, đa dạng hoá ngành nghề nhằm thu hút nguồn lực nhàn rỗi, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển cân đối giữa các vùng miền.

Tóm lại, chất lượng BLNH là một chỉ tiêu tổng hợp được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố. Đó là sự tổng hoà về quyền lợi và nghĩa vụ của ba mối quan hệ giữa ba chủ thể chính tham gia hoạt động bảo lãnh. Chất lượng bảo lãnh không phải là kết quả tự nhiên mà là kết quả của một quá trình kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các chủ thể kinh tế. Vai trò của BLNH rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ hoạt động của Ngân hàng mà còn tới cả nền kinh tế nói chung. Do vây, yêu cầu phải nâng cao chất lượng trong các nghiệp vụ BLNH là một vấn đề cần thực hiện.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của các DNXL.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính.

Các loại hình bảo lãnh đa dạng.

Không phải hầu hết các Ngân hàng đều đáp ứng đầy đủ những loại hình bảo lãnh, tuỳ theo năng lực của Ngân hàng mà Ngân hàng đưa ra những loại hình bảo lãnh khác nhau. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng cang chứng tỏ sự phát triển của Ngân hàng đó về mọi mặt. Việc phân tích chỉ tiêu này cũng sẽ giúp Ngân hàng biết được loại hình bảo lãnh nào của Ngân hàng thực sự hấp dẫn khách hàng, loại hình nào cần được quan tâm phát triển, từ đó xâu chuỗi và tiến hành trọn gói, hoặc song song với các dịch vụ khác. Ví dụ, trong xây lắp, do đặc tính của ngành, các Ngân hàng thường bảo lãnh trọn gói từ bảo lãnh dự thầu và khách hàng trúng thầu tiếp tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, cuối cùng khi bàn giao công trình Ngân hàng sẽ thực hiện bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Bảo lãnh trọn gói giúp cho Ngân hàng giảm chi phí, nắm rõ thông tin khách hàng và hạn chế rủi ro.

Tài sản đảm bảo (Mức ký quỹ, cầm cố, thế chấp…)

Khách hàng thường đánh giá cao những Ngân hàng có yêu cầu về TSBĐ hay mức ký qũy thấp hoặc bằng không. Vì vậy cần cân đối giữa nhu cầu của khách hàng và Ngân hàng để vừa phù hợp với yêu cầu về giao dịch bảo đảm cũng như yêu cầu về an toàn cho Ngân hàng mà lại không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng trong việc đảm bảo yêu cầu đó. Điều này sẽ giúp tăng độ an toàn cho khoản bảo lãnh đồng thời cũng không làm giảm tính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng.

Thời gian và thái độ phục vụ yêu cầu bảo lãnh.

Khi tiến hành bảo lãnh, khách hàng nào cũng đều muốn thủ tục tiến hành càng nhanh gọn và linh hoạt càng tốt và được phục vụ bởi một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có thái độ phục vụ chu đáo, tận tình. Ngày nay, khi mà mức biểu phí bảo lãnh của các Ngân hàng có thể nói là không có sự khác biệt lắm thì chất lượng phục vụ lại càng được quan tâm đến. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing Ngân hàng để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

Khả năng thanh toán ngay của Ngân hàng.

Một Ngân hàng mà số lượng bảo lãnh phải trả thay cho khách hàng thấp, và nếu có đều được Ngân hàng Ngân hàng giải quyết nhanh chóng thì tất yếu là Ngân hàng có khả năng thẩm định tốt, khả năng thanh toán cao. Như vậy thư bảo lãnh do Ngân hàng bảo lãnh sẽ có uy tín cao và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Ngày nay, đặc biệt trong hoạt động xây lắp, một số Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu phải có được bảo lãnh của một Ngân hàng chỉ định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w