Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng phải có thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới sau đây:
1. Sự phát triển không đều trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng nghĩa ngày càng tăng
Sau chiến tranh thế giới Thứ hai, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản độc quyền bị sụp đổ. Tuy thế giới không còn bị phân chia thành đế quốc và thuộc địa nữa nhưng sự khác biệt về trình độ kinh tế giữa các nước vẫn hết sức to lớn. Thế giới tư bản chủ nghĩa gồm có ba trung tâm lớn: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu và ngoại vi (bao gồm các nước còn lại trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thê giới). Ba Trung tâm này chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, trật tự đó đã có những thay đổi quan trọng.
Trước hết, đó là sự xuất hiện của Phong trào không liên kết - một tổ chức tập hợp các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh với các nước tư bản phát triển nhằm thiết lập “trật tư kinh tế thế giới” mới công bằng, bình đẳng hơn. Phong trào này được thành lập từ đầu những năm 60 và tới đầu những năm 80 đã có những bước phát triển quan trọng, trở thành một trào lưu, một lực lượng mang tính chất quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thứ hai, đó là sự xuất hiện của một loạt quốc gia và lãnh thổ công nghiệp mới (NICs hay NIEs). Điều này làm thay đổi tương quan về lực
lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Thứ ba, đó là sự xuất hiện của hàng loạt tổ chức kinh tế khu vực: khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các nước Đông-Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu Âu (EU)... Sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế khu vực đã làm cho trật tự của nền kinh tế thế giới thay đổi. Giờ đây, trong các chiến lược kinh tế của mình, các nước tư bản phát triển đều phải tính tới các tổ chức kinh tế đó.
Mặc dù có những thay đổi quan trọng như vậy nhưng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước tư bản phát triển và các nghèo, lạc hậu vẫn hết sức to lớn. Các nước tư bản phát triển có nền sản xuất hiện đại, quy mô rất to lớn. Chỉ riêng bảy nước tư bản phát triển nhất trên thế giới (G7) chiếm tới gần 70% GDP của thế giới. Trong khi đó, trình độ phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển hết sức thấp kém. Hiện nay, “khoảng 15% dân số các nước đang phát triển thiếu dinh dưỡng ở mức nguy hiểm, 40% suy dinh dưỡng ở mức báo động... năm 2000, số người nghèo khổ không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản sẽ tới con số 1,2 tỷ... Hiện có khoảng 800 triệu người mù chữ, 250 triệu trẻ em không có trường học, nhiều quốc gia thiếu nước sạch, môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ thất nghiệp cao. Có tới 1,5 tỷ người không được chăm sóc y tế”1. Nhiều các nước đang phát triển đang bị giam hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc.
Sự phát triển không đều còn diễn ra ngay giữa các nước tư bản phát triển, trước hết là giữa Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Khoảng cách giữa Mỹ với Nhật Bản và Tây Âu ngày càng thu hẹp. Mỹ từ chỗ chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm của thế giới, đến năm 1980 chỉ còn 42%; năm 1950 Mỹ chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới đến năm 1990 chỉ còn 11,8%. Hiện nay, mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số 1 nhưng không còn vị trí độc tôn, chi phối nền kinh tế thế giới như trước đây.
2. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới kinh tế thế giới
Đó là những công ty độc quyền quốc tế, là hình thức chủ yếu của tư bản độc quyền trong thời đại ngày nay. Các công ty xuyên quốc gia là những công ty mang tính toàn cầu, có chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới. Do sức mạnh kinh tế to lớn, các công ty xuyên quốc gia chi phối đời sống kinh tế và chính trị không những của từng quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc tế.
Là một trong những hình thức biểu hiện của quá trình toàn cầu hoá, sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia mang tính tất yếu. Hình thức mới này của tư bản độc quyền mang tính hai mặt: một mặt, làm tăng khả
năng và mở rộng phạm vi bóc lột, thống trị của tư bản độc quyền; cái vòi “bạch tuộc” của chủ nghĩa tư bản đã vươn tới hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Mặt khác, các công ty xuyên quốc gia làm cho tính thống nhất của nền kinh tế thế giới tăng lên, tạo cơ hội cho các nước đi sau có thể rút ngắn được quá trình phát triển của mình.
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa có xu hướng giảm sút; tính không ổn định của nền kinh tế tăng lên hướng giảm sút; tính không ổn định của nền kinh tế tăng lên
Nền kinh tế của nhiều nước tư bản phát triển đang tiến đến những giới hạn khó có thể vượt qua. Đó là giới hạn về nguồn nguyên liệu, năng lượng; sức mua của thị trường trong nước tăng chậm do tác động của quy luật chung về tích luỹ; thị trường ngoài nước biến động rất phức tạp... Cùng với sự phát triển của các mâu thuẫn nội tại, những giới hạn trên đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước tư bản phát triển có xu hướng chậm lại.
Hiện nay, nền kinh tế các nước tư bản trở nên rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, 1979 và giá dầu tăng cao trong năm 2000 làm cho nền kinh tế của nhiều nước tư bản phát triển lao đao. Cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng tháng 10 năm 1987 làm cho hàng loạt ngân hàng ở các nước phát triển phải đóng cửa. Năm 1997 một nước Đông-Nam Á bị khủng hoảng tài chính, tiền tệ và lập tức hàng loạt quốc gia ở các khu vực khác chịu tác động dây chuyền cũng lâm vào khủng hoảng tài chính, tiền tệ.
Tăng trưởngkinh tế chậm lại, tính không ổn định của nền kinh tế tăng lên chính là biểu hiện sự phát triển của mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
4. Xu hướng quân sự hoá tăng lên
Sau chiến tranh thế giới Thứ hai, thế giới tồn tại và đấu tranh giữa hai hệ thống đối lập: hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Điều đó dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang hết sức căng thẳng trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới Thứ hai. Chi phí quân sự tăng đến mức khủng khiếp, làm tiêu hao một một bộ phận quan trọng của cải xã hội. Nếu như chi phí quân sự của Mỹ trước năm 1985 dưới 150 tỷ đô la hàng năm thì đến năm 1985 tăng lên 240 tỷ đô la và năm 1989 là 320 tỷ đô la.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ngành công nghiệp quân sự của các nước tư bản phát triển cũng không giảm bớt được bao nhiêu. Năm 1994, chi phí quốc phòng của Mỹ vẫn là 241 tỷ đô la. Nguyên nhân của tình hình là, thứ nhất, đây là lĩnh vực đem lại lợi nhuận rất lớn cho các tổ chức tư bản
độc quyền, do vậy họ không dễ dàng từ bỏ; thứ hai, sức mạnh quân sự trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.