IV. TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
4. Giá cả ruộng đất
Nếu không kể đến những kiến trúc và những cải tiến kỹ thuật do con người đầu tư (xây dựng và sửa chữa các công trình tưới ruộng, tiêu thuỷ, bón phân) thì bản thân ruộng đất không có giá trị vì nó không phải là sản phẩm của lao động. Mặc dù ruộng đất không có giá trị nhưng nó vẫn là đối tượng mua bán (do ruộng đất bị những kẻ chiếm hữu nó chiếm làm của riêng), và do đó nó có giá cả.
Giá cả ruộng đất thay đổi theo địa tô hàng năm của ruộng đất và tỷ suất lợi tức của tiền gửi ngân hàng. Giá cả ruộng đất là một số tiền mà nếu gưỉ vào ngân hàng thì tiền lãi của nó bằng số địa tô do ruộng đất đó đem lại. Ví dụ: một đám ruộng mỗi năm đem lại 300 đô la địa tô, và giả dụ tỷ suất lợi tức gửi tiền vào ngân hàng là 4%, trong trường hợp đó, giá mảnh ruộng ấy là 7.500 đô la (300/4%). Như vậy, giá cả ruộng đất cũng chỉ là địa tô tư bản hoá.
Giá cả ruộng đất là một phạm trù không hợp lý, chẳng khác gì phạm trù giá cả lao động. Tuy nhiên, nó là một phạm trù kinh tế thực tế phản ánh một quan hệ sản xuất nhất định, ở đây là phản ánh quyền tư hữu ruộng đất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì giá cả ruộng đất càng cao, vì mức địa tô có xu hướng ngày một tăng, trong khi tỷ suất lợi tức có xu hướng ngày càng giảm xuống. Hơn nữa, do quan hệ cung- cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ tư bản đầu tư vào đất đai ngày
càng nhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đã đẩy giá cả đất đai tăng lên ngày càng cao.
CHƯƠNG VII