C.Mác Tư bản Q1, t NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1988, tr.63.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 29 - 31)

Trong nền sản xuất hàng hoá, tình trạng người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào sản xuất ngành khác, quy mô ngành này thu hẹp, quy mô ngành khác mở rộng, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được phân bố lại giữa các ngành... thường xảy ra. Sự điều tiết này được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường và do tác động trực tiếp của quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn nhu cầu xã hội, giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy với lãi cao. Những người sản xuất di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành này, làm cho sản xuất được mở rộng. Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hoá bán không chạy, bị lỗ vốn. Những người sản xuất di chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi các ngành này, làm cho sản xuất được thu hẹp. Như vậy, quy luật giá trị đã điều tiết sản xuất.

+ Điều tiết lưu thông hàng hoá.

Quy luật giá trị không chỉ điều tiết lĩnh vực sản xuất, mà còn điều tiết cả lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Hàng hoá được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu, đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Như vậy, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường mà quy luật giá trị có tác dụng phân phối hay điều tiết các nguồn hàng một cách hợp lý hơn giữa các vùng, các khu vực.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động phát triển lực lượng sản xuất.

Trong nền sản xuất hàng hoá, những người sản xuất hàng hoá, do khác nhau về tay nghề, công cụ lao động, điều kiện lao động... nên hàng hoá mà họ sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường các hàng hoá đều được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ có lợi. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ bị thiệt, ở vào thế bất lợi. Muốn tồn tại và phát triển, người sản xuất phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, làm cho năng xuất lao động tăng lên, hạ thấp giá trị cá biệt. Ngoài ra, để thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng hoá cho thích hợp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn. Thông qua tác động này, quy luật giá trị đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Những người sản xuất hàng hoá hao phí thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá không giống nhau, do đó hàng hoá của họ có giá trị cá biệt khác nhau. Mặc dù vậy, hàng hoá của họ đều trao đổi theo giá trị chung, giá trị xã hội. Do đó, những người có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thu được lượng giá trị lớn hơn hao phí lao động sẽ ngày càng giàu lên, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Những người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội không thu hồi được toàn bộ lao động đã hao phí sẽ ngày càng nghèo đi, thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản, trở thành người làm thuê. Ngoài ra, nạn đầu cơ, lừa đảo, khủng hoảng kinh tế cũng làm tăng thêm sự phân hoá này. Trong nền kinh tế hàng hoá, sự điều tiết của nhà nước có thể hạn chế sự phân hoá này.

III. TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w