I (V+M) = II (C)

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 82 - 85)

- I (C + V + M) = I ( C) + II ( C )- I (V + M) + II (V +M) = II (C + V + M) - I (V + M) + II (V +M) = II (C + V + M)

b) Các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng

Để làm rõ các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng, chúng ta nghiên cứu sơ đồ sau:

KV I : 4000C + 1000V + 1000M = 6000 KV II : 1500C + 750V + 750M = 3000

Muốn có tái sản xuất mở rộng, phải có tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm, do đó, một phần giá trị thặng dư (M) ở cả hai khu vực phải được biến thành C và V phụ thêm.

Giả sử ở khu vực I, chỉ có 500M được tiêu dùng thì 500M sẽ được tích luỹ. Vì giả định trình độ kỹ thuật của nền sản xuất không đổi nên 500M tích luỹ sẽ được chia thành 400C và 100V. Ở khu vực II, giả sử 600M được tiêu dùng thì 150M được tích luỹ. Ở khu vực II, 1500C cần 750V, tức là cứ 2C sẽ cần 1V. Do đó, 150M sẽ được chia thành 100C và 50V. Như vậy, trong tái sản xuất mở rộng, giá trị sản phẩm ở cả hai khu vực sẽ được phân bổ lại như sau:

KV II: (1500C+100C) + ( 750V + 50V) + 600M = 3000

1100V + 500M của khu vực I sẽ đi vào tiêu dùng cá nhân của người công nhân và nhà tư bản ở khu vực này, do đó cần được trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu tiêu dùng. Tư bản bất biến 4400C được trao đổi trong nội bộ khu vực này. Giá trị mới (800V+600M) của khu vực II được trao đổi trong nội bộ khu vực II, nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động của công nhân và tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Tư bản bất biến 1600C của khu vực II cần được trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất. Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực được thực hiện theo phương trình:

I (1100V+500M) = II (1600C)

Sau qúa trình trao đổi, khu vực I sẽ có 4400C+1100V; khu vực II sẽ có 1600C+800V. Đến chu kỳ tiếp theo, quy mô của qúa trình sản xuất sẽ là:

KV I: 4400C + 1100V + 1100M = 6600 KV II: 1600C + 800V + 800M = 3200

Như vậy, qúa trình tái sản xuất mở rộng đã được thực hiện. Từ sơ đồ tái sản xuất mở rộng trên đây, các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội được rút ra là:

- I (V + M) > II ( C)

- I (C + V + M) > I ( C) + II ( C ) - I (V + M) + II (V +M) > II (C + V + M)

Từ việc nghiên cứu các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

 Khu vực I tích luỹ 500M thì khu vực II mới có thêm 100C và do đó mới tích luỹ được 150M. Như vậy, tích luỹ của khu vực I quyết định quy mô tích luỹ của khu vực II. Muốn có tái sản xuất mở rộng phải ưu tiên thực hiện tích luỹ ở khu vực I.

 Khu vực I muốn thực hiện tái sản xuất mở rộng phải có thêm sức lao động. Do đó, nhu cầu về tư liệu tiêu dùng tăng lên. Nói cách khác, khu vực I chỉ thực hiện được tái sản xuất mở rộng khi khu vực II (nông nghiệp và công nghiệp nhẹ) đáp ứng được nhu cầu về tư liệu tiêu dùng của xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của khu vực I.

 Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực chỉ trong điều kiện lý tưởng mới được thực hiện theo sơ đồ. Trong thực tế, không thể có sự ăn khớp tuyệt đối giữa hai khu vực. Do đó, trong thực tế tốc độ tái sản xuất mở rộng sẽ chậm hơn, khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra.

2. Quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất liệu sản xuất

Lý thuyết về tái sản xuất mở rộng của C.Mác được V. Lênin tiếp tục phát triển trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, cấu tạo hữu cơ của tư bản không ngừng tăng lên.

V. Lênin đã chia khu vực I thành hai khu vực nhỏ: khu vực thứ nhất bao gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất; khu vực thứ hai bao gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng. Khu vực II bao gồm các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng. Từ việc nghiên cứu những số liệu thống kê tình hình kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ cuối thế kỷ XIX, V. Lênin đã rút ra kết luận: để tái sản xuất mở rộng, khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất phải tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất, sau đó đến khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng và chậm nhất là sự phát triển của khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng.

3. Quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội

Tổng sản phẩm xã hội là kết qủa của sản xuất xã hội, do đó sẽ được phân phối để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Trước hết, tổng sản phẩm xã hội phải được phân phối để bù đắp hao phí tư liệu sản xuất, có như vậy sản xuất mới có thể được duy trì với quy mô như cũ. Thứ hai, tổng sản phẩm xã hội được phân phối để hình thành quỹ mở rộng sản xuất vì xã hội chỉ có thể phát triển trên cơ sở tái sản xuất mở rộng. Thứ ba, tổng sản phẩm xã hội được phân phối để chi trả cho các hoạt động quản lý, vì bất cứ hoạt động sản xuất mang tính tập thể nào cũng đòi hỏi phải có sự điều phối. Thứ tư, tổng sản phẩm xã hội được phân phối để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của bộ máy hành chính, sự nghiệp. Thứ năm, tổng sản phẩm xã hội được phân phối cho quỹ phúc lợi công cộng. Thứ sáu, phân phối cho quỹ dự trữ nhằm đối phó với thiên tai, địch hoạ. Thứ bảy, phân phối cho người lao động.

Trong bất cứ xã hội nào, tổng sản phẩm xã hội cũng được phân chia thành bảy phần như vậy nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển bình thường của xã hội. Đó là quy luật mang tính phổ biến, hoạt động và phát huy tác dụng trong các xã hội khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất của từng chế độ xã hội, việc phân phối cho từng khoản mục có thể nhiều ít khác nhau.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w