Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 119 - 120)

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế

quốc tế

Quá trình xuất khẩu tư bản không ngừng phát triển cả về quy mô và trình độ. Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài trở nên chặt chẽ hơn. Các tổ chức tư bản độc quyền ở các quốc gia được chính phủ ủng hộ bằng cách: cấp giấy phép kinh doanh, nhận đơn đặt hàng.... Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền giữa các nước trở nên khốc liệt. Sự thoả hiệp, sự liên minh với nhau giữa các tổ chức tư bản độc quyền các nước là một tất yếu khách quan. Từ đây các hình thức tổ chức độc quyền quốc tế như Công-xooc-xi-om quốc tế, Công-gơ-lô-mê-rat quốc tế... ra đời. Ngày nay người ta gọi chúng là các công ty xuyên quốc gia, TNCs (Trans National Coporations).

Các liên minh độc quyền quốc tế phân chia nhau thế giới về kinh tế: phân chia thị trường, nguồn nguyên liệu, khu vực ảnh hưởng ... Khi tương quan lực lượng giữa các liên minh độc quyền thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh giữa các liên minh đó để chia lại thế giới về kinh tế. Có thể khẳng định rằng, đến giai đoạn độc quyền, các liên minh độc quyền quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và chính trị thế giới.

Từ sau chiến tranh thế giới Thứ hai, do tính toàn cầu của nền kinh tế thế giới ngày càng tăng, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế có bước phát triển mới. Để bảo vệ lợi ích của mình, các liên minh độc quyền quốc tế sử dụng các nhà nước nhằm chi phối các tổ chức kinh tế khu vực. Năm 1948, “Liên minh than thép Châu Âu” và sau đó là “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”, “Thị trường chung Châu Âu” ra đời. Trong các tổ chức quốc tế đó, tư bản độc quyền Châu Âu hoàn toàn chi phối. Sau đó, hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực khác xuất hiện. Hiện nay, thế giới có hai tổ chức kinh tế khu vực có quy mô cực kỳ to lớn: Liên minh Châu Âu (EU) và Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái bình Dương (APEC). Các tổ chức và các định chế kinh tế mang tính toàn cầu như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) ...có vai trò ngày càng to lớn trong đời sống kinh tế quốc tế. Trong các tổ chức kinh tế đó, các tập đoàn tư bản độc quyền quốc tế giữ vai trò rất quan trọng.

Để chống lại ảnh hưởng của các tập đoàn tư bản độc quyền quốc tế và hỗ trợ nhau trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế, các nước đang phát triển cũng thành lập các tổ chức kinh tế khu vực. Hàng loạt các tổ chức

kinh tế khu vực khác được thành lập như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định buôn bán ưu đãi Nam Á (SAPTA), Hiệp ước thương mại Mercosur Nam Mỹ (SCCM) ...

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT T1 doc (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w