công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội
Làng nghề ở Việt Nam có lịch sử hình thành lâu đời và có vị trí quan trọng là một trong những h−ớng tăng thu nhập của c− dân nông thôn. Cùng với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tồn tại hàng nghìn năm nay trong nông thôn Việt Nam. Lao động thủ công truyền thống là một đặc điểm phát triển nổi bật của làng nghề Việt Nam. Sự xuất hiện của mỗi làng nghề x−a kia đều gắn liền với công lao xây dựng của các vị tổ nghề. Vì vậy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, ngoài mục đích tăng thu nhập, bao giờ họ cũng muốn khách hàng biết đến giá trị tinh thần của sản phẩm và tự hào về danh dự của làng, của gia tộc mình.
Huyện Gia Lâm là nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng, ngoài những nét chung về sự phát triển của vùng làng nghề nh− những vùng khác, phát triển làng nghề ở Gia Lâm chịu ảnh h−ởng của những đặc điểm riêng của huyện. Là một huyện ngoại thành Hà Nội, Gia Lâm là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đ−ờng không, đ−ờng sắt, đ−ờng thuỷ và đ−ờng bộ, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn của đất n−ớc và Thủ đô. Với 17.555 km2 diện tích đất tự nhiên và trên 320 nghìn ng−ời, Gia Lâm có mật độ dân c− đông đúc, trình độ dân trí cao. Với sự thuận lợi nổi trội về cơ sở hạ tầng, vị trí giao l−u và trình độ dân
trí, ng−ời dân Gia Lâm có nhiều điều kiện tốt và có nhiều cơ sở lựa chọn để phát triển kinh tế. Các làng nghề của Gia Lâm là Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Kim Lan, Yên Viên, D−ơng Quang và D−ơng Xá… trong đó có 3 làng nghề truyền thống là Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ. Làng nghề truyền thống Bát Tràng và Ninh Hiệp vẫn giữ đ−ợc truyền thống sản xuất và phát triển rất mạnh trong những năm qua. Trong khi phần nhiều các hộ sản xuất quì vàng dát bạc ở làng nghề Kiêu Kỵ phải chuyển sang nghề may giả da. Bát Tràng là một tụ điểm về sản xuất gốm sứ (nhiều hộ ở Đa Tốn cạnh Bát Tràng cũng phát triển nghề này) và thu hút hàng trăm lao động từ các địa ph−ơng khác. Mặc dù là một tụ điểm buôn bán lớn nh−ng chế biến d−ợc liệu ở làng nghề Ninh Hiệp vẫn phát triển rất mạnh. ở cả Bát Tràng và Ninh Hiệp sản xuất nông nghiệp bị coi nhẹ [36].