Đổi mới công nghệ và đầu t− vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 125 - 128)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

4.2.2.5.Đổi mới công nghệ và đầu t− vốn

Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu

4.2.2.5.Đổi mới công nghệ và đầu t− vốn

Yêu cầu cơ bản và đặc thù của sản xuất trong làng nghề là kết hợp chặt chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Thế mạnh của công nghệ truyền

thống là thực hiện tính độc đáo về kỹ thuật, kỹ xảo, tạo nên phong cách riêng có của sản phẩm với những nét đặc tr−ng về nghệ thuật và văn hoá dân tộc. Còn thế mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất l−ợng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao l−u quốc tế, sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm với chất l−ợng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ng−ời tiêu dùng mà vẫn không mất đi bản sắc của làng nghề.

Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống trong các làng nghề là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự đồng bộ cả về phát triển thị tr−ờng công nghệ, khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, cũng nh− năng lực của ng−ời quản lý và sản xuất, và sự hoàn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Vì vậy, chính sách cơ chế về kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ phát triển làng nghề chỉ thực sự có hiệu quả khi tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tập trung vào đổi mới cơ chế phát triển công nghệ, đặc biệt là thị tr−ờng khoa học - công nghệ ở Thành phố Hà Nội:

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực l−ợng sản xuất trực tiếp, cói vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển. Thị tr−ờng công nghệ đ−ợc coi là thị tr−ờng hàng hoá đặc biệt. Trong thực tế, ở Hà Nội cũng nh− trên phạm vi cả n−ớc, thị tr−ờng công nghệ phục vụ cho các làng nghề ch−a thực sự phát triển, do khả năng hạn hẹp về vốn đầu t− của ng−ời sản xuất; do tính chất “gia truyền”, “bí truyền” của công nghệ và quy trình sản xuất ở làng nghề, cũng nh− do ch−a đ−ợc các cơ quan chức năng quan tâm tổ chức. Các dịch vụ thông tin và t− vấn công nghệ ch−a phát triển khiến các doanh nghiệp lúng túng trong việc đầu t− và áp dụng công nghệ mới, hoặc thậm chí bị thua thiệt trong quan hệ mua bán và chuyển giao công nghệ thông tin. Bên cạnh đó thị tr−ờng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhất là cơ khí nhỏ không rõ xuất xứ, không theo quy chuẩn nhất định nên nhiều khi tạo nên sản phẩm có chất l−ợng không cao, giá thành không có tính cạnh tranh, gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất. Để phục

vụ làng nghề phát triển và hoạt động có hiệu quả, các cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển công nghệ cần tập trung vào một số nội dung chính sau:

- Cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh ở các làng nghề theo h−ớng tạo ra nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp có chất l−ợng cao, nâng cao năng suất.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất của làng nghề.

- Đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát đối với thị tr−ờng nhập khẩu máy móc công nghệ nhằm đảm bảo chất l−ợng của máy móc thiết bị, tránh nhập những công nghệ quá cũ, thải loại của n−ớc ngoài. Đồng thời không cho nhập những máy móc trong n−ớc có khả năng sản xuất với chất l−ợng tốt, giá cả phù hợp.

- Tăng c−ờng vốn đầu t− phục vụ mục đích đổi mới công nghệ. Thực hiện −u đãi tín dụng và hỗ trợ vốn đối với những ngành nghề và cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Phát triển các hoạt động thông tin t− vấn và chuyển giao công nghệ trong sản xuất làng nghề. Thành lập và dành nhiều −u đãi cho các trung tâm t−

vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong các hoạt động trợ giúp các cơ sở sản xuất lựa chọn, sử dụng các trang thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất và của thị tr−ờng, nhằm đảm bảo sự thành công và hiệu quả cao, làm môi giới trong việc mua bán, lắp đặt máy móc, tổ chức các mối quan hệ hợp tác liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các cơ sở sản xuất của làng nghề.

Thứ hai, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các làng nghề.

Tr−ớc nhu cầu của phát triển sản xuất, sức ép của thị tr−ờng và xu h−ớng hội nhập, sự đổi mới công nghệ và tăng c−ờng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ mới cho sản xuất của các làng nghề phải đ−ợc coi là một trong những nhiệm vụ −u tiên hàng đầu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Việc ứng dụng công nghệ mới phải phù hợp với đặc điểm

phát triển của mỗi làng nghề nh− đặc điểm nguồn nguyên, nhiên liệu hiện có, khả năng tài chính và ph−ơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh để giúp làng nghề có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chất l−ợng sản phẩm tốt, giá thành hạ, đồng thời không tạo thêm sự bất cập về lao động dôi d−, hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi tr−ờng, và tạo cơ sở kết hợp du lịch.

- Việc đ−a công nghệ hiện đại vào sản xuất của làng nghề rất cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức Nhà n−ớc các cấp và các hiệp hội ngành nghề, trực tiếp nh−: Sở Khoa học - Công nghệ, cũng nh− Liên minh hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 125 - 128)