Mối quan hệ với việc thích ứng với kinh tế thị tr−ờng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 109 - 110)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu

4.1.3.5. Mối quan hệ với việc thích ứng với kinh tế thị tr−ờng

Qua khảo sát số lớn làng nghề ở Gia Lâm về số l−ợng làng nghề hoạt động ổn định hoặc t−ơng đối ổn định mới có khoảng 51%; 18% hoạt động thất th−ờng và khoảng 31% hầu nh− không hoạt động. Nhiều nghề đã bị mai một nhất là nghề thủ công truyền thống nh− mây, song, tre, thảm các loại, mành trúc, giấy gió, giấy sắc, trạm khắc sừng, sơn mài, thêu ren, khảm tam khí, nghề kim hoàn, dệt thảm, xe sợi đay, hiện chỉ có khoảng 30-40% số nghề hoạt động.

Các làng nghề ch−a có nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo chất l−ợng ổn định. Hiện nay nguyên liệu chủ yếu dựa và khai thác tự nhiên của thiên nhiên: gỗ, đất cát, tre nứa, cát sỏi… cùng với các chế phẩm của chúng là bột giấy, men, đất nghiền, gỗ tẩm sấy… hoặc các phế thải dân dụng khác nh−: sắt vụn, bao bì nhựa. Ch−a chú ý tạo nguồn nguyên liệu có chất l−ợng ổn định cho sản xuất.

Hiện nay, thị tr−ờng của các làng nghề chủ yếu là thị tr−ờng trong n−ớc, buôn bán nhỏ lẻ, tính ổn định không cao. Thị tr−ờng n−ớc ngoài cũng không ổn định, hàng hóa xuất đi chủ yếu theo con đ−ờng tiểu ngạch. Các chủ đơn vị sản xuất ch−a chủ động trong tìm kiếm thị tr−ờng. Đa số các nguồn tiêu thụ do các khách hàng tự tìm đến cơ sở, số cơ sở chủ động tìm khách hàng vẫn

còn ch−a nhiều. Các chủ sản xuất ch−a năng động trong tìm kiếm thông tin về thị tr−ờng, ch−a biết cách sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho sản xuất và kinh doanh nên việc thực hiện tiêu thụ hàng qua trung gian mà không quan hệ trực tiếp với ng−ời tiêu dùng.

Mặt khác, với sức ép của tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ đang diễn ra ở Hà Nội hiện nay, số l−ợng làng nghề đã và đang đứng tr−ớc nguy cơ mất nghề truyền thống ngày càng nhiều, đặc biệt là các làng nghề tại huyện Gia Lâm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá đất tăng nhanh, ng−ời dân thấy lợi tr−ớc mắt nên bán đất đi. Đất dành cho sản xuất vì thế ngày càng thu hẹp. Đặc biệt, tại các phố nghề, xu h−ớng chuyên doanh thay cho phố nghề bởi nó mang lại nhiều lợi nhuận so với sản xuất tại chỗ.

Tóm lại, Gia Lâm hiện nay đang đứng tr−ớc nhiều khó khăn trong việc giữ gìn và phát triển các làng nghề. Việc phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp trong các làng nghề của Gia Lâm phù hợp với nền kinh tế thị tr−ờng. Cần có những giải pháp hữu hiệu, cần đặt ra một cách tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ngoại thành, góp phần tăng tr−ởng kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)