III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế
2 Trung Văn Dây thừng, dây đay dây
4.1.2.3. Các nguyên nhân ảnh h−ởng đến sự phát triển của ngành nghề TTCN
4.1.2.3.1. Về trình độ học vấn và chuyên môn của lao động trong các làng nghề
* Về trình độ học vấn và chuyên môn của lao động trong các làng nghề
Nhìn chung lao động tại các làng nghề ở Gia Lâm có trình độ văn hoá thấp, th−ờng chỉ học phổ thông cơ sở, rồi bỏ học chuyển sang làm nông, làm nghề thủ công. Số l−ợng lao động có trình độ học vấn cao (nh− tốt nghiệp Đại học) về làng làm việc rất hiếm, chủ yếu thuộc đối t−ợng đã về h−u và làm việc ở một số nhóm nghề t−ơng đối phát triển nh− gốm sứ hoặc nghề mộc, gồ mỹ nghệ. Do trình độ học vấn của các lao động sản xuất trong nghề thấp nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị tr−ờng tiêu thụ. v.v... của làng nghề bị hạn chế nhiều. Đây là một trong các nguyên nhân lý giải vì sao các làng nghề hiện nay có rất ít các mô hình Công ty mà chủ yếu là các hộ sản xuất và hợp tác xã.
Cũng do trình độ học vấn thấp, nên ảnh h−ởng nhiều đến việc tiếp thu các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các làng nghề. Hầu hết các làng nghề hiện nay đều sử dụng các máy móc công nghệ cũ, lạc hậu. Việc nghiên cứu, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất của các làng nghề cũng ch−a đ−ợc quan tâm, ứng dụng nhiều.
* Về trình độ tay nghề
Qua điều tra khảo sát, có thể tổng kết về tỷ lệ các lao động với trình độ tay nghề nh− sau:
Bảng 14: Trình độ tay nghề của các lao động tại các làng nghề
Đối t−ợng Tỷ lệ (%)
Lao động phổ thông 45 Lao động có tay nghề trung bình 38 Lao động có tay nghề cao 15
Nghệ nhân 02
Chú thích: Trong số các lao động này có tính cả các lao động làm nghề chính kết hợp với làm nông.
Tỷ lệ trình độ tay nghề của các lao động làm nghề đ−ợc thể hiện trong biểu đồ 2: 15% 38% 2% Phổ thông 45% tay nghề trung bình tay nghề cao nghệ nhân
Biểu đồ 2: Trình độ tay nghề của các lao động làm
nghề tại các làng nghề
Nh− vậy có thể thấy rằng, số l−ợng các lao động có trình độ lao động phổ thông và tay nghề trung bình chiếm đa số trong các làng nghề. Con số lao động có tay nghề cao chỉ chiếm hơn 10% - 15% trong tổng số lao động và những ng−ời đ−ợc coi là bậc thầy của nghề trong làng nghề - những nghệ nhân chiếm một vị trí khiêm tốn, chỉ khoảng 1,5% - 2%.
Trên thực tế, tỷ lệ trên cũng có biến động nhiều qua đặc tính của từng loại nghề. Những nghề đòi hỏi có tay nghề cao nh− gốm sứ, đục chạm gỗ thì tỷ lệ thợ lành nghề có thể lên tới hơn 20%, nh−ng con số này chỉ là khoảng 10% đối với những nghề đơn giản nh− mây tre đan, đan lát...
Vấn đề bất cập trên thực tế hiện nay là sản phẩm có chất l−ợng cao phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của thợ bậc cao. Trong khi đó, số l−ợng thợ lành nghề với bàn tay tài hoa lại ch−a nhiều làm cho chất l−ợng các sản phẩm làng nghề phần đông ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu thị tr−ờng, ch−a chi phối đ−ợc thị tr−ờng.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là tính truyền thống, tính lịch sử trong truyền nghề nên việc truyền nghề tại các làng nghề cũng có nhiều ph−ơng cách khác nhau. Tại nhiều làng, công việc truyền nghề gặp nhiều khó khăn do tâm lý chọn lọc ng−ời để truyền nghề, giữ bí quyết nghề theo dòng tộc còn nặng nề. Mặt khác, hiện nay việc giáo dục, truyền nghề tại
các làng nghề ch−a đ−ợc coi trọng. Hầu nh− ch−a có địa ph−ơng nào mở lớp dạy nghề để đẩy mạnh công tác truyền nghề. Một số địa ph−ơng đã có lớp dạy nghề nh−ng đa số là tự phát, ch−a theo một ph−ơng pháp đào tạo quy mô, hiệu quả. Tại xã Đa Tốn có một lớp học nghề do Hợp tác xã tự đứng ra tổ chức, với mục đích là đào tạo lao động cho chính đơn vị mình; xã Bát Tràng - Gia Lâm có tổ chức dạy nghề nh−ng các cơ sở này do một số cá nhân đứng ra tổ chức và mới chỉ dừng lại ở việc dạy tạo mẫu, chất l−ợng chuyên môn còn hạn chế. Làng nghề may da Kiêu Kỵ cũng có 1 lớp dạy nghề do Công ty Ladoda đứng ra tổ chức, thực chất cũng là −u tiên phục vụ nhu cầu lao động của Công ty... Nhìn chung, chất l−ợng công tác dạy nghề tại một số làng nghề đã có cơ sở đào tạo ch−a thực sự đáp ứng đ−ợc yêu cầu về lao động làm nghề, ch−a có đội ngũ giáo viên - nghệ nhân chuyên tâm truyền nghề tại các lớp học. Cũng chính vì nội dung và chất l−ợng đào tạo của một số cơ sở đào tạo nghề hiện nay ch−a có chất l−ợng cao nên ch−a thu hút đ−ợc nhiều học viên. Các cơ sở sản xuất d−ờng nh− còn đứng ngoài cuộc trong lĩnh vực này.
Một vấn đề bất cập nữa là mặc dù trên thực tế các địa ph−ơng đều lấy nghề thủ công làm trọng điểm phát triển kinh tế nh−ng việc đầu t− đào tạo nghề lại ch−a đ−ợc chính quyền địa ph−ơng thực sự quan tâm.
Hiện nay trên địa bàn Gia Lâm và Hà Nội, nhiều nghề truyền thống có giá trị văn hoá nghệ thuật cao đang bị mai một và có nguy cơ mất hẳn. Tại làng nghề Kiêu Kỵ, hiện nay chỉ còn rất ít ng−ời làm nghề, các thợ lành nghề có tay nghề cao hiện nay còn lại rất ít. Công tác đào tạo lại nghề hầu nh−
không có, chỉ có trong gia đình truyền nghề cho nhau nên ảnh h−ởng rất lớn đến việc bảo tồn nghề cổ nổi tiếng của Hà Nội. Nghề đúc đồng Ngũ Xá cũng đang bị hạn chế.
4.1.2.3.2. Về trình độ công nghệ và vốn
Đối với lĩnh vực sản xuất của các nghề trong làng nghề, có nhiều đặc tr−ng riêng trong công nghệ sản xuất hàng hóa. Có thể chia ra làm 2 loại sau:
- Một số công đoạn sản xuất đ−ợc thực hiện theo ph−ơng pháp thủ công, không thể thay thế bằng máy móc: trong các công đoạn sản xuất sản phẩm tại các làng nghề truyền thống, nhất là những sản xuất mang tính mỹ thuật cao, nhiều công đoạn đ−ợc trực tiếp hình thành từ bàn tay khéo léo của các thợ. Đó là những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm và nó kết tinh vào trong sản phẩm những tinh hoa của ng−ời thợ thủ công và sắc thái riêng của từng làng nghề truyền thống. Những chi tiết làm bằng tay quyết định giá trị của sản phẩm và đây chính là yếu tốt phân biệt giữa sản phẩm thủ công và các sản phẩm sản xuất theo kiểu công nghiệp. Các sản phẩm thủ công vì thế mang những nét riêng biệt, không giống với bất cứ sản phẩm nào cùng loại.
Các công đoạn thủ công này đ−ợc quyết định bởi bàn tay ng−ời thợ. Những ng−ời thợ giỏi, lành nghề sẽ tạo ra đ−ợc những sản phẩm có giá trị cao.
Chính bởi yếu tố riêng biệt này mà sản phẩm thủ công có giá trị riêng mà hàng công nghiệp không có đ−ợc. Trình độ kỹ thuật ở các công đoạn này phụ thuộc vào bàn tay tài hoa của ng−ời thợ.
Yếu tố kỹ thuật của các khâu sản xuất phụ thuộc vào tay nghề ng−ời thợ nên trên thực tế rất khó đánh giá về trình độ và chuẩn mực so sánh.
Tại các làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời, có đội ngũ thợ lành nghề cao nh−: gốm sứ Bát Tràng, may da Kiêu Kỵ, các sản phẩm của các làng nghề này đ−ợc thị tr−ờng đánh giá cao, có uy tín. Nhiều sản phẩm đồ gốm sứ trở thành hàng mỹ thuật dùng để tr−ng bày chứ không sử dụng theo đúng chức năng của nó. Tuy nhiên, số l−ợng sản phẩm ch−a đạt chất l−ợng cao vẫn còn nhiều. Một phần do nhiều thợ thủ công tay nghề còn ch−a cao, một phần quan trọng khác là nhiều hộ sản xuất chạy theo thị tr−ờng, th−ơng mại hóa sản phẩm của mình nên sản xuất chạy theo hàng “ chợ”.
- Đối với những công đoạn sản xuất có sự tham gia của máy móc: trong quy trình sản xuất của các làng nghề, nhiều công đoạn không phụ thuộc nhiều vào độ kỹ xảo của hai bàn tay nên đã dùng máy móc thay cho sức ng−ời.
Hiện nay, nhiều làng nghề đã sử dụng máy móc hiện đại trong các công đoạn để nâng cao chất l−ợng sản phẩm và gia tăng số l−ợng sản phẩm, hạ giá thành tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất có thể sản xuất trên quy mô lớn. Các chính sách Nhà n−ớc về khoa học công nghệ đã tác động đến nhiều cơ sở nghề và làng nghề, trình độ công nghệ nói chung đã đ−ợc nâng lên. Năng suất lao động, chất l−ợng một số sản phẩm nghề, làng nghề đã nâng cao đáng kể thể hiện nh− sau:
Bảng 15: Trình độ công nghệ và đầu t− của nghề và làng nghề ở Gia Lâm
(ĐVT: %) Trang bị máy móc Tổng nhu cầu vốn công nghệ Lao động thủ công Máy móc hiện đại Máy móc đơn giản (nhập) Máy móc Tự chế 100 30 3,2 28 38,8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phát triển nghề và làng nghề huyện Gia Lâm)
Nguồn gốc máy móc của các cơ sở thủ công rất đa dạng, có loại của n−ớc ngoài, có loại sản xuất trong n−ớc, có loại do thợ ở địa ph−ơng tự trang, tự chế. Điều tra cho thấy các loại máy móc đơn giản, sản xuất kiểu thủ công chiếm một số l−ợng lớn đáng kể ( trên 70% tổng số máy móc trang thiết bị). Con số khiêm tốn 3,2% số máy móc hiện đại tập trung chủ yếu tại các làng có nghề dệt, may, gốm sứ. Nhiều làng nghề rất có nhu cầu đổi mới thiết bị công nghệ, nh−ng do hầu hết là các hộ sản xuất nhỏ lẻ nên không thể tự mình đầu t− một số l−ợng lớn vốn cho cải thiện máy móc. Mặt khác, các cơ sở sản xuất nghề và làng nghề đều rất kém trong việc tiếp xúc thông tin về hàng hóa, máy móc. Do vậy họ rất khó khăn trong việc tìm các đối tác bán hàng tin cậy và mua các máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất. Đa số máy móc đ−ợc nhập về các làng nghề đều không rõ nguồn gốc nơi sản xuất, phải mua qua tay nhiều lần.
Tại mỗi làng nghề, chủng loại máy móc của từng hộ sản xuất khác nhau rất nhiều cả về mẫu mã lẫn tính năng. Việc sử dụng máy, các hóa chất
mới, vật liệu mới, hoặc một số biện pháp gia công kỹ thuật mới vào sản xuất còn tùy tiện, không đồng bộ nên không làm chuyển biến đ−ợc cơ bản công nghệ sản xuất. Dẫn đến việc sản xuất tại các làng nghề mặc dù đã có sự tham gia của máy móc nh−ng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất l−ợng không đều, hạn chế hiệu quả đầu t−.
Việc đầu t− vốn cho đổi mới công nghệ sản xuất của các làng nghề còn bất cập. Các Ngân hàng hầu hết không duyệt cho vay để nghiên cứu đổi mới công nghệ mà chủ yếu cho vay vốn l−u động. Trong khi đó, các hộ sản xuất lại không tự huy động đ−ợc nguồn vốn lớn cho đổi mới công nghệ, do đó các cơ sở còn đầu t− theo kiểu chắp vá, khi có tiền dôi ra họ lại mua hoặc thay thế máy móc đối với từng công đoạn sản xuất. Việc mua bán các dây truyền sản xuất hiện đại chỉ có ở những đơn vị sản xuất lớn.
Trình độ kỹ thuật hạn chế của các làng nghề còn xuất phát từ nguyên nhân là trình độ văn hóa của đa số các đối t−ợng tham gia sản xuất thấp. Nhiều hộ sản xuất không ý thức đ−ợc tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất, do vậy không coi trọng đầu t− cho lĩnh vực này. Mặt khác, các đơn vị sản xuất thiếu hiểu biết về thị tr−ờng thiết bị công nghệ sản xuất liên quan đến lĩnh vực sản xuất của mình. Tại tất cả các làng nghề trên địa bàn thành phố, duy nhất có làng nghề Bát Tràng sử dụng hệ thống truy cập Internet phục vụ cho tìm hiểu thị tr−ờng, tìm kiếm công nghệ và giới thiệu sản phẩm.
4.1.2.3.3. Về chủng loại và chất l−ợng sản phẩm
- Sản phẩm của làng nghề là sản phẩm thủ công nghiệp, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị văn hoá truyền thống riêng. Các làng nghề ở Gia Lâm hiện nay phát triển tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chủ yếu (xem bảng 16).
Bảng 16: Phân loại các nhóm sản phẩm của các làng nghề SP gốm sứ SP dệt may SP thủ công mỹ nghệ SP chế biến l−ơng thực, thực phẩm SP chế biến cây d−ợc liệu
Bát Tràng Kiêu Kỵ Long Biên Yên Viên Ninh Hiệp Kim Lan Sài Đồng D−ơng Quang Long Biên
Đa Tốn Phù Đổng Đông D−
Văn Đức
(Nguồn: Xây dựng từ kết quả điều tra)
+ Sản phẩm gốm sứ tập trung ở 5 xã: Bát Tràng, Kim Lan, Đa Tốn, Đông D−, Văn Đức huyện Gia Lâm. Hiện nay đã lan sang cả một số xã thuộc H−ng Yên. Khu vực này đang phát triển thành vùng sứ gốm.
+ Sản phẩm dệt - may 3 xã: may da Kiêu Kỵ, may công nghiệp Sài Đồng, Phù Đổng.
+ Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ nguyên liệu truyền thống trong n−ớc nh− song, mây, tre, nứa, lá... Tiêu biểu cho nhóm đặt biệt đồ dùng gia đình bằng tre, đan lát (rải rác nhiều vùng).
+ Sản phẩm chế biến từ l−ơng thực thực phẩm giò, chả, bánh, bún ở Yên Viên và Long Biên.
+ Sản xuất chế biến d−ợc liệu ở xã Ninh Hiệp và cả phố Lãn Ông là buôn bán d−ợc liệu - ở đây họ bán buôn cho cả n−ớc.
Đánh giá về kết quả hoạt động của làng nghề đ−a lại sản phẩm chúng ta có thể nói nh− sau:
Một số làng nghề truyền thống với các sản phẩm chẳng những có giá trị lớn về kinh tế mà còn là sản phẩm có giá trị văn hoá. Qua thời gian, các sản phẩm của làng nghề là kết tinh của những kinh nghiệm kỹ thuật tạo sản phẩm, kết tinh của văn hoá cộng đồng địa ph−ơng và chính vì thế sản phẩm của mỗi làng nghề truyền thống đều có những đặc tr−ng riêng mà không đâu có đ−ợc. Tuy trong cả n−ớc có nhiều địa ph−ơng cũng có các làng nghề sản xuất những
sản phẩm cùng loại với sản phẩm của các làng , nh−ng sản phẩm của mỗi làng nghề đều có những sắc thái riêng, không trộn lẫn. Sản phẩm đồ gốm sứ của Quảng Ninh không thể lẫn với đồ gốm sứ của Bát Tràng nó có thể tạo ra lợi thế trong cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp cùng loại. Chính do giá trị văn hoá đó mà giá trị của các sản phẩm làng nghề truyền thống đ−ợc đề cao, tôn vinh. Mặt khác, nhóm sản phẩm này rất khó thích ứng với các dây truyền công nghệ hiện đại, đòi hỏi l−ợng lao động thủ công cao đáp ứng yêu cầu việc làm ở nông thôn hiện nay.
Ng−ợc lại, một số làng nghề sản xuất các sản phẩm không đòi hỏi giá trị văn hoá truyền thống cao trong sản phẩm nh− các sản phẩm may mặc, sản phẩm cơ - kim khí, thực phẩm.... không có đ−ợc tính đặc thù riêng của làng nghề truyền thống. Mặc dù có rất nhiều làng nghề sản xuất đã có từ lâu đời nh− nghề dát quì vàng ở Kiêu Kỵ hay sản phẩm mây tre đan ở Đông Hội. Các sản phẩm này không có đ−ợc −u thế cạnh tranh trên thị tr−ờng, nên đây là nhóm sản phẩm có nguy cơ bị cạnh tranh bởi các sản phẩm công nghiệp. Các làng nghề này còn tồn tại đ−ợc với nghề là do có nguồn nhân lực t−ơng đối dồi dào, giá nhân công rẻ. Đây là nhóm sản phẩm có nhiều khả năng áp dụng công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất để tăng sản l−ợng và chất l−ợng sản phẩm nhiều hơn các nhóm sản phẩm trên.
Mẫu mã sản phẩm của các làng nghề ngày càng đa dạng hơn. Qua điều tra cho thấy có tới 72,95% số cơ sở cho biết đã th−ờng xuyên thay đổi mẫu mã chnjmsản phẩm. Điển hình là xã Bát Tràng có 100% cơ sở điều tra cho biết đã