III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế
Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu
4.2.2.4. Mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề
- Ph−ơng h−ớng chung là phát triển đồng bộ các loại thị tr−ờng tiêu thụ: thị tr−ờng nội địa, thị tr−ờng xuất khẩu tại chỗ và thị tr−ờng n−ớc ngoài, trong đó tập trung khai thác thị tr−ờng “ngách” cả trong và ngoài n−ớc, hình thành các cặp sản phẩm/thị tr−ờng ngách.
- Đối với thị tr−ờng trong n−ớc: vừa chú trọng phát triển thị tr−ờng trong thành phố vừa phát triển thị tr−ờng ở các tỉnh thành trong khu vực.
- Đồng thời chú trọng phát triển du lịch, xây dựng các điểm du lịch/ làng nghề truyền thống nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ.
- Xây dựng hình ảnh tích cực về làng nghề thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có sắc thái riêng chứ không là sản phẩm hàng loạt.
- Cần xây dựng các khu vực, khu phố chuyên kinh doanh các hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống tại các khu đô thị mới và khu vực phố cổ...
- Đối với thị tr−ờng xuất khẩu: kết hợp khai thác thị tr−ờng quy mô nhỏ, các thị tr−ờng “ngách” đa dạng với việc lựa chọn những thị tr−ờng trọng điểm có nhiều tiềm năng với dung l−ợng lớn, nhu cầu ổn định và phong phú về chủng loại sản phẩm.
+ Thị tr−ờng trong n−ớc, theo khảo sát, nếu tính trung bình 6 nhóm sản phẩm thủ công của các làng nghề, có trên 58% sản phẩm của làng nghề đ−ợc tiêu dùng ở thị tr−ờng nội địa, vì vậy, việc quan tâm mở rộng thị tr−ờng trong n−ớc đối với các sản phẩm của làng nghề truyền thống là rất quan trọng.
+ Thị tr−ờng xuất khẩu, tiếp tục phát triển các thị tr−ờng của các bạn hàng truyền thống, sẵn có nh− Đông Âu và Liên bang Nga; mở rộng hoạt động xuất khẩu ra các thị tr−ờng Tây Âu, Nhật Bản, đặc biệt quan tâm tới thị tr−ờng Hoa Kỳ - thị tr−ờng có sức mua lớn và nhiều tiềm năng ch−a đ−ợc khai thác. Cụ thể: Thị tr−ờng EU: hiện chiếm tỷ trọng trên 23% thị phần xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề Việt Nam và tức là 17% sản phẩm nghề và làng nghề, dự kiến tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, nhất là các sản phẩm gốm, sứ, mỹ nghệ của Bát Tràng (24,3%).
Thị tr−ờng Nhật Bản: hiện đang là n−ớc nhập khẩu lớn nhất hàng hoá thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nh− các sản phẩm gỗ, mây tre đan, thảm len, gốm sứ... Sản phẩm gỗ sắp tới dự báo sẽ đ−ợc nhập với số l−ợng lớn vì không có những quy định khắt khe nh− của EU.
Hiện thị tr−ờng Nhật Bản chiếm 10% tổng sản phẩm tiêu thụ, sẽ cố gắng những năm tới 2005 - 2010 lên 17,7%.
Thị tr−ờng Hoa Kỳ: hiện đứng thứ 7 trong số 10 thị tr−ờng xuất khẩu mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và chiếm 34%
thị phần hàng xuất khẩu. Đây là thị tr−ờng có tiềm năng rất lớn, nhất là sản phẩm gốm, sứ. Nếu phía Việt Nam đ−ợc h−ởng quy chế MFN của Hoa Kỳ về hàng gốm sứ thì mức nhập sẽ tăng lên rất nhiều lần, dự tính bình quân hàng năm tới đây là 10% tổng giá trị hàng thủ công đ−ợc tiêu thụ.
Thị tr−ờng Trung Quốc: sẽ tiếp tục là các thị tr−ờng trọng điểm và chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 35% thị phần xuất khẩu của các sản phẩm truyền thống ở khu vực Bắc Bộ mà trong đó các sản phẩm xuất sứ từ Gia Lâm - Hà Nội chiếm một l−ợng không nhỏ những năm tới đây sẽ giữ mức tiêu thụ là 7% tổng giá trị hàng thủ công đ−ợc tiêu thụ.
Thị tr−ờng Liên bang Nga và Đông Âu: là các thị tr−ờng truyền thống có nhiều tiềm năng, trong thời gian tới, nếu biết khai thác tốt và tạo các mối quan hệ trở lại với các đối tác sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công truyền thống của ta...
+ Đa dạng hoá các hình thức tiếp thị sản phẩm ra thị tr−ờng n−ớc ngoài. Do hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề truyền thống chủ yếu do hộ gia đình và một số ít doanh nghiệp t− nhân hoặc Công ty TNHH nên năng lực tiếp cận thị tr−ờng n−ớc ngoài rất yếu, phải thông qua các trung gian nên việc hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị, triển lãm, quảng cáo là hết sức cần thiết.
+ Khuyến khích việc bán hàng tại chỗ của các hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống thông qua hình thức kết hợp sản xuất với du lịch, quảng bá sản phẩm trực tiếp với du khách.
+ Cần có biện pháp hỗ trợ về thông tin thị tr−ờng cho các doanh nghiệp cũng nh− các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. áp dụng các hình thức cung cấp thông tin đa dạng qua nhiều kênh khác nhau tạo điều kiện cho ng−ời sản xuất nắm bắt thông tin về thị tr−ờng n−ớc ngoài và ng−ợc lại.