Kết quả và hiệu quả kinh tế của các ngành nghề TTCN ở huyện Gia Lâm những năm qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 76 - 82)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

2 Trung Văn Dây thừng, dây đay dây

4.1.2.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các ngành nghề TTCN ở huyện Gia Lâm những năm qua

Gia Lâm những năm qua

a) Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong quá trình phát triển, các nghề và làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Phát triển của các nghề và làng nghề đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm. Nh− vậy, khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, th−ơng mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.

Bảng 8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất qua 4 năm Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế % 20,43 12,62 13,30 1. GTSX (giá cố định) tỷ.đ 236,18 905,56 1019,32 1.154,9 - GTSX Nông-Lâm-Thuỷ sản tỷ.đ 291,3 242,06 253,02 264,2 - GTSX Công nghiệp-XDCB tỷ.đ 223,4 409,00 471,00 546,4 - GTSX Th−ơng mai - DV tỷ.đ 254,00 295,30 343,9 2. Tốc độ tăng - GTSX Nông-Lâm-Thuỷ sản % 2,2 4,53 4,42 - GTSX Công nghiệp-XDCB % 40,4 15,2 16,0 - GTSX Th−ơng mai - DV % 13,7 16,3 16,5 3. Giá trị SX (giá hiện hành) tỷ.đ 1.147,4 1.261,3 1.433,5 1.654,4 - GTSX Nông-Lâm-Thuỷ sản tỷ.đ 309,3 325,1 336,2 355,4 - GTSX Công nghiệp-XDCB tỷ.đ 478,4 533,0 632,8 746,0 - GTSX Th−ơng mai - DV tỷ.đ 359,7 403,2 464,5 553,0 4. C.cấu ngành (giá hiện hành) % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông-Lâm-Thuỷ sản % 26,96 25,77 23,45 212,48 - Công nghiệp-XDCB % 41,69 42,26 44,14 44,73 - Th−ơng mai - DV % 31,35 31,97 32,41 32,64 5. Cơ cấu KT ngành NN % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Trồng trọt (cả lâm nghiệp) % 61,89 56,12 54,24 53,38 - Chăn nuôi + thuỷ sản % 8,11 43,88 45,76 46,62

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyên Gia Lâm)

Qua biểu trên cho thấy, giá trị sản xuất tăng từ 751,51 tỷ đồng (năm 2000) lên 905,06 tỷ đồng (năm 2001); 1019,32 tỷ đồng (năm 2002) và 1154,9 tỷ đồng năm 2003. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cũng tăng liên tục qua các năm. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành cũng có sự thay đổi, nông nghiệp có xu h−ớng

giảm xuống và th−ơng mại dịch vụ có xu h−ớng ngày càng tăng lên. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể, trồng trọt có xu h−ớng giảm và chăn nuôi, thuỷ sản có xu h−ớng tăng lên.

Xét trên góc độ phân công lao động thì các nghề và làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp t− liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Bảng 9: Cơ cấu các loại hộ ở các ngành của 3 xã ở

Gia Lâm và 4 xã khu vực ngoại thành và lân cận Cơ cấu Địa bàn Hộ thuần nông (%) Hộ chuyên TTCN (%) Hộ chuyên buôn bán - dịch vụ (%) Hộ hỗn hợp (%) Khác (%) Tổng thu (tỷ đồng) Bình quân l−ơng thực (kg/ng/năm) Bình quân thu nhập (đồng/ng/năm) 1. Ninh Hiệp 6,40 3,6 5,0 76,60 8,40 130,0 248 8.000.000 2. Đình Bảng 7,90 5,2 5,4 70,70 10,80 40,0 400 2.350.000 3. Yên Th−ờng 57,00 1,0 5,5 27,00 9,50 12,0 332 971.000 4. Phù Đổng 92,20 0,6 0,3 6,10 0,40 15,0 550 2.500.000 5. Đa Tốn 26,64 10,3 - 63,03 23,8 500 2.602.000 6. Vũ Hội 26,57 28,6 - 70,57 32,0 547 3.349.000 7. Tam Sơn 30,57 21,3 - 62,23 15,0 722 1.620.813

(Nguồn: Niên giảm thống kê 2000 và điều tra 1999 của Viện xã hội học)

Do vậy, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá. Đồng thời ng−ời nông dân tr−ớc yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu t− vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Nh− vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã đ−ợc thực hiện d−ới tác động của sản xuất và nhu cầu của thị tr−ờng (xem bảng 9).

Nghiên cứu khảo sát bảng 9 cho thấy:

- Trong 7 xã thực hiện khảo sát thì có đến 3 xã thuộc huyện Gia Lâm là Ninh Hiệp, Phù Đổng và Đa Tốn. Trong 3 xã này thì có xã Phù Đổng qua số liệu khảo sát vừa qua lại có sự thay đổi lớn về cơ cấu, đó là số hộ thuần nông từ 92,2% năm 1999 thì nay chiếm 78% số hộ tiểu thủ công tăng lên 6,6% và hộ hỗn hợp là 14,1%. Vì vậy, tổng thu tăng lên 22,0 tỷ đồng.

Trong 7 xã đ−ợc khảo sát có 2 xã có tỷ lệ hộ thuần nông v−ợt quá nửa (Yên Th−ờng và Phù Đổng).

3 xã có tỷ lệ lớn hơn 25% và 2 xã có tỷ lệ d−ới 10%. Tuy vậy, số hộ hỗn hợp ở 5/7 xã đều chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Nếu bóc tách riêng phần nông nghiệp ra khỏi phần phi nông nghiệp và cộng với số hộ thuần nông thì chắc chắn cơ cấu nông nghiệp sẽ chiếm con số t−ơng đối lớn. Điều đáng l−u ý nữa là trong 7 xã đ−ợc khảo sát có tới 4 xã thuộc loại phát triển dựa trên cơ sở tăng tỷ trọng phi nông nghiệp đó là: Ninh Hiệp, Đình Bảng, Đa Tốn và Vũ Hội. Trong 4 xã này chỉ riêng có xã Đa Tốn là mới chỉ phát triển ngành nghề mạnh trong thời kỳ gần đây, 3 xã còn lại thuộc nhóm làng - xã có truyền thống phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ.

Mặt khác, số liệu trong bảng cũng phản ánh xu thế phát triển của nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và trong t−ơng lai. Đó là xu h−ớng chuyển từ thuần nông sang dạng hỗn hợp. Phát triển các ngành nghề truyền thống và thủ công tiểu thủ công có giá trị, đáp ứng nhu cầu của đời sống ngày càng tăng. Thực tế cũng đã và đang chứng minh rằng những làng - xã phát triển theo h−ớng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp th−ờng có mức thu nhập bình quân đầu ng−ời cao hơn những làng - xã thuần nông.

Một thành tựu đáng kể nữa của nông thôn 5 huyện ngoại thành và Gia Lâm là trong thời kỳ đổi mới là việc các làng nghề truyền thống đ−ợc khôi phục và phát triển, các làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới đ−ợc mở ra ở nhiều nơi. Sản phẩm của các làng nghề đã góp phần đáng kể vào việc tạo nên tính đa dạng của thị tr−ờng. Sự gia tăng nhanh chóng các hộ, cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề phản ánh sự tác động tích cực của các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà n−ớc trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 1997: 506) và cũng đang góp phần tích cực trong việc nâng cao mức sống cho c− dân nông thôn 5 huyện ngoại thành cũng nh− huyện Gia Lâm Hà Nội.

b) Tăng thu nhập do phát triển nghề và làng nghề tại Gia Lâm

Trên thực tế, tại các địa ph−ơng có nghề, đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đời sống của các hộ gia đình làm nghề cao hơn nhiều so với các địa ph−ơng, các hộ thuần nông.

Ngay tại các làng nghề, mức thu nhập của các lao động cũng có nhiều sự khác biệt. Theo điều tra, trung bình 1 lao động phổ thông tham gia sản xuất thu nhập đ−ợc trên d−ới 1 triệu đồng/tháng, con số này tăng lên gấp khoảng 4 - 5 lần đối với những ng−ời thợ có tay nghề cao và đối với các nghệ nhân.

Thu nhập của tất cả các đối t−ợng làm nghề tại làng nghề đều cao hơn nhiều so với các lao động thuần nông, sự chênh lệch này đ−ợc thể hiện qua bảng sau.

Bảng 10: Chênh lệch thu nhập của các lao động

làm nghề so với lao động thuần nông

(ĐVT: %)

Đối t−ợng 1999 2000 2001 2002 2003

Lao động phổ thông 1,67 1,80 2,40 2,50 3,00 Lao động có tay nghề trung bình 2,40 2,80 3,36 3,40 4,20 Lao động có tay nghề cao 3,40 4,00 4,80 4,85 6,30 Nghệ nhân 4,30 4,80 5,60 5,65 6,20

(Nguồn: Điều tra của tác giả và Báo cáo tổng hợp quy hoạch, phát triển nghề và làng nghề TP HN)

Trên thực tế cho thấy, thu nhập của các lao động thuần nông tại các làng nghề qua các năm có sự giảm sút đáng kể, trong khi đó thu nhập của các lao động làm nghề lại ngày một gia tăng. Vì vậy khoảng cách thu nhập giữa các lao động làm nghề và các lao động thuần nông ngày một gia tăng. Đặc biệt, nhiều nơi các hộ gia đình làm nghề chuyên sâu đã không còn làm nông nghiệp, ruộng của gia đình đã cho thuê bằng nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí có địa ph−ơng có hiện t−ợng ruộng bỏ hoang không sản xuất do không cho thuê đ−ợc ng−ời làm, dẫn đến tình trạng đối t−ợng cần đất là những ng−ời sản

xuất nông nghiệp không có đất, nh−ng đối t−ợng có đất thì lại để đất hoang, hoặc gia đình làm nghề cho gia đình thuần nông m−ợn đất để sản xuất nhằm giữ đất với mong muốn cho nhu cầu khác.

Cùng với mức thu nhập cao của các lao động có tay nghề, đời sống xã hội của các làng nghề cũng cao hơn hẳn so với các làng thuần nông. Nghề trong các làng đã giải quyết đ−ợc vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong các vùng nông thôn ngoại thành là việc làm cho ng−ời lao động. Vì thế tình hình an ninh, chính trị tại các làng này cũng ổn định hơn nhiều so với các làng khác.

Bảng 11: Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng

(Aơn vị: 1.000 đồng) Nguồn thu Năm Tổng Tiền công, lơng Nông, L.Nghiệp, T.sản SX C.Nghiệp Dịch vụ Nguồn khác 1995 201,18 50,15 65,16 13,38 34,05 38,40 1996 223,30 55,80 72,40 16,00 38,50 40,60 1999 280,30 75,70 93,30 23,00 42,30 46,00 (Nguồn: Xây dựng từ số liệu của phòng thống kê 3 năm 1995.1996.1999)

Nhìn chung có thể thấy rằng thu nhập bình quân đầu ng−ời liên tục tăng trong cả thời kỳ. Trong đó, nguồn thu từ nông nghiệp có sự tăng tr−ởng với một tốc độ khá đều. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy nguồn thu từ các hoạt động khác đều có xu h−ớng tăng lên (Biểu 6). Xét trong cả giai đoạn (1995 - 1999), nguồn thu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tăng từ 13.380 đồng lên 23.000 đồng (xấp xỉ 2 lần), nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng từ 34.050 đồng lên 42.300 đồng. Tuy nhiên, nguồn thu từ các nguồn khác ngoài nông nghiệp còn liên quan đến khu vực đô thị nên các số thu nhập còn nhiều nguồn mà không thể hiện trên niên gián thống kê đ−ợc.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gần đây cho thấy thu nhập của các hộ chuyên ngành nghề (phi nông nghiệp) gấp 3,9 lần so với thu nhập của các hộ thuần nông. ở các huyện ngoại thành Hà Nội,

điều dễ dàng nhận thấy, những làng có nghề thủ công, những hộ có nghề thủ công đều có mức sống cao hơn hẳn những làng, những hộ chỉ sản xuất thuần nông nghiệp. ở những làng nghề truyền thống phát triển nh− làng Bát Tràng hiện nay có 35% số hộ thu nhập từ 25 - 35 triệu đồng/năm; 36.67% số hộ có thu nhập 20 - 25 triệu đồng/năm; 28,33% số hộ có thu nhập 15 - 20 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân 1 ng−ời/trên một tháng là 470.000 đồng; 100% số hộ có nhà mái bằng, mái ngói; trong đó 40% số hộ có nhà 2 tầng trở lên; 65% số hộ có xe máy, ô tô; 90% số hộ có tivi; 35% số hộ có máy điện thoại.v.v. Hệ thống đ−ờng dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đ−ợc xây dựng và nâng cấp.

Việc khôi phục phát triển ngành nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ làm nghề ở nông thôn ngoại thành một mặt tạo việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho ng−ời dân nông thôn, mặt khác có vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, phân tán sang sản xuất hàng hoá, kết hợp thủ công nghiệp với nông nghiệp, mở rộng dịch vụ hình thành thị tr−ờng hàng hoá, thị tr−ờng lao động nông thôn...

Giờ đây, đến những làng xã có nghề thủ công phát triển nh− xã Bát Tràng, Kiêu Kỵ... chúng ta thấy có nhiều cửa hàng bán sản phẩm, bán vật t−

sản xuất đ−ợc mở ra, hình thành nếp sống đô thị cùng với sự hình thành “phố” trong làng, với các dịch vụ phục vụ đời sống đô thị: vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu, dịch vụ ăn uống, kết hợp du lịch...

Do đó phát triển nghề và làng nghề tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)