Giải quyết tốt vấn đề môi tr−ờng chốn gô nhiễm tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 133 - 135)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

4.2.2.7.Giải quyết tốt vấn đề môi tr−ờng chốn gô nhiễm tại các làng nghề

Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu

4.2.2.7.Giải quyết tốt vấn đề môi tr−ờng chốn gô nhiễm tại các làng nghề

Một đặc điểm cơ bản của các làng nghề liên quan đến bảo vệ môi tr−ờng là hầu hết các cơ sở sản xuất đều đặt tại nhà dân, tình trạng sản xuất xen lẫn với sinh hoạt gây ra rất nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi tr−ờng. Do nằm trong khu dân c−, việc thu hồi và quản lý chất thải sản xuất rất khó khăn. Hầu hết n−ớc thải sản xuất đều đ−ợc thải chung với đ−ờng cống n−ớc thải, n−ớc sinh hoạt của làng. Sau đó đ−ờng cống này lại đổ ra kênh m−ơng phục vụ cho mục đích t−ới tiêu. Tất cả n−ớc thải sản xuất đều ch−a xử lý ( một vài nơi có xử lý bằng cách xây nhiều hố ga, cách xử lý này không đem lại hiệu quả cao). Hầu hết các làng nghề không có ch−ơng trình thu gom chất thải rắn. Một số địa ph−ơng đã có đội ngũ thu gom nh−ng ch−a có bãi đổ thải thích hợp nh− xã Liên Hà, Vân Hà, Bát Tràng.

Một số làng nghề có độ ô nhiễm khói bụi, mùi và tiếng ồn rất lớn. Việc xử lý chất thải với công nghệ thủ công là rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các làng nghề thấp kém (có quá nhiều ngõ xóm nhỏ hẹp, cùng với hệ thống thoát n−ớc lạc hậu…) không thể áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi tr−ờng.

Các làng nghề hiện nay đều nằm trong tình trạng chung của khu vực ngoại thành Hà Nội là công tác quản lý, bảo vệ môi tr−ờng ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Hầu hết các xã không có cán bộ có chuyên môn về môi tr−ờng, hơn nữa cũng không đ−ợc bồi d−ỡng th−ờng xuyên. Chính vì vậy chính quyền địa ph−ơng ch−a ý thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi tr−ờng để tuyên truyền, chỉ đạo nhân dân thực hiện. Chính quyền chỉ biết các thông tin về ô nhiễm môi tr−ờng khi có sự kiện cáo giữa các hộ sản xuất và hộ không sản xuất, nhà dân. Hiện nay chính quyền địa ph−ơng cũng đang lúng túng trong việc xử lý những tranh chấp này. Muốn giải quyết triệt để mâu thuẫn đó biện pháp chủ yếu là chuyển những cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi vùng dân c−. Việc này đòi hỏi phải đ−ợc quy hoạch chi tiết trong đó giải quyết tạo khu sản xuất tập trung.

ý thức bảo vệ môi tr−ờng của ng−ời dân và các đơn vị sản xuất tại các làng nghề còn rất thấp kém. Ng−ời lao động và ng−ời dân không nhận thức đ−ợc mối nguy hại từ các chất thải không đ−ợc kiểm soát tại các làng nghề. Nhiều lao động tại các làng nghề không có cả những trang thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu nh− găng tay, kính, khẩu trang đúng tiêu chuẩn. Tại các làng nghề phun sơn, rất nhiều lao động làm việc không có các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và chính họ cũng không ý thức đ−ợc mối nguy hiểm trong công việc của mình.

Đây là tình trạng chung của Hà Nội và nhiều vùng có sự phát triển của các làng nghề. Song nếu để tình trạng này kéo dài thì đây lại là một tai hoạ và cản trở lớn đối với sản xuất và môi tr−ờng sống trong xã hội nên là một bức xúc cần giải quyết nh− sau:

Một là: Có biện pháp giải quyết ngay những cơ sở sản xuất đã và đang vi phạm.

Hai là: Quản lý chặt chẽ các cơ sở của nghề và làng nghề mới ra đời, phải thực hiện đúng quy định của Nhà n−ớc về môi tr−ờng.

Ba là: Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi tr−ờng. Có trên các cơ sở đó mới thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển nghề và làng nghề hiện nay ở Gia Lâm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 133 - 135)