3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và ph −ơng pháp nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ đông bắc Thủ đô Hà Nội, diện tích đất tự nhiên 17.432 ha, trong đó có 9000 ha đất nông nghiệp, dân số gần 360 nghìn ng−ời phân bố trên 31 xã và 4 thị trấn.
Năm 2004 là năm huyện triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng đó là: Gia Lâm đ−ợc tách thành 2 đơn vị hành chính là Quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Triển khai các quy hoạch khu đô thị mới nh− Việt H−ng, Sài Đồng, Ngọc Thuỵ… các dự án khu công nghiệp Sài Đồng A, cụm công nghiệp Bát Tràng, Ninh Hiệp, Phú Thị, các dự án xây dựng cải tạo mạng l−ới chợ…đó là những thuận lợi để phát triển kinh tế trên lĩnh vực công nghiệp, th−ơng mại dịch vụ trên địa bàn.
Sau khi tách, diện tích của Huyện là 11.393,88 ha, trong đó có 6.647,7 ha đất nông nghiệp, gồm 21 xã và thị trấn Yên Viên với tổng số nhân khẩu trên 190 ngàn ng−ời, trong đó có khả năng lao động trên 110 ngàn ng−ời, 70% dân số sống về nông nghiệp.
Vị trí mới của Huyện Gia Lâm tiếp giáp với 3 quận, 2 huyện của Hà Nội và các tỉnh H−ng Yên, Bắc Ninh.
Gia Lâm là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, đ−ờng thuỷ: sông Hồng, sông Đuống. Đ−ờng bộ, đ−ờng sắt: quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1 nối với các tỉnh phía bắc. Đ−ờng hàng không có sân bay Gia Lâm.
Trên địa bàn huyện có trên 200 cơ quan, doanh nghiệp của Trung −ơng và Hà Nội đặt trụ sở, chi nhánh. Có gần 700 công ty TNHH và Doanh nghiệp t− nhân, 30 HTX Công, th−ơng mại, 31 HTX dịch vụ nông nghiệp (trong đó
có 2 HTX ngành nghề là HTX bò sữa và HTX Dâu tằm Phù Đổng) và hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh công th−ơng nghiệp.
Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống nh−: gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc may da Kiêu Kỵ, chế biến d−ợc liệu Ninh Hiệp và những làng nghề mới Kim Lan sản xuất gốm sứ, Đình Xuyên sản xuất diêm…nhiều khu công nghiệp đ−ợc hình thành trong những năm gần đây: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Đài T−, khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị…thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài n−ớc đầu t− phát triển sản xuất kinh doanh.
Là huyện nông nghiệp song giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 31% tổng giá trị sản xuất với các mũi nhọn là chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, trồng rau an toàn. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 50% tập trung chủ yếu ở các làng nghề Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp…
Là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, mỗi năm có hàng trăm ha đất nông nghiệp đ−ợc chuyển sang các khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Với vị trí địa lý thuận lợi, phát huy những tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, vốn, đ−ợc sự chỉ đạo, hỗ trợ của Thành phố, với sự cố gắng phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện với mục tiêu: "Giữ vững và phát huy truyền thống Đảng bộ vững mạnh, tích cực khai thác mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại, xây dựng Gia Lâm giầu đẹp, dân chủ, văn minh" nh− Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm khoá 18 (2001-2005) đề ra [36].