Mục tiêu phát triển chủ yếu đối với nghề và làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 113 - 116)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu

4.2.1.3. Mục tiêu phát triển chủ yếu đối với nghề và làng nghề

a) Mục tiêu chung

Phát triển các nghề và làng nghề trên địa bàn Hà Nội góp phần đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng ở thành phố nói riêng và cho cả n−ớc nói chung, từng b−ớc mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm truyền thống đang là thế mạnh của Hà Nội nh−: gốm sứ, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ... Phát triển nghề và làng nghề một cách bền vững, ổn định và đa dạng theo h−ớng sản xuất tập trung trong khu, cụm sản xuất tiểu thủ công ; mở rộng quy mô của các hộ sản xuất, quy mô hoạt động của làng nghề trên phạm vi toàn xã, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống; giải quyết việc làm cho ng−ời lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp thiếu đất sản xuất trong quá trình đô thị hoá nhanh.

b) Các mục tiêu cụ thể

- Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ng−ời lao động ở làng nghề lên gấp đôi vào năm 2010.

- Hình thành lực l−ợng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho lao động tại các xã có nghề. Phấn đấu mỗi năm ít nhất tổ chức đ−ợc 1 - 2 khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động địa ph−ơng. Mô hình đào tạo cần có sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các tr−ờng, các viện đào tạo nghề và hộ gia đình.

- Phấn đấu mỗi làng nghề có ít nhất 2 - 3 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh d−ới các hình thức nh− doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hay doanh nghiệp nông nghiệp...

- Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm... tại các làng nghề.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo h−ớng vừa phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân làng nghề, bao gồm các công trình:

+ Cải tạo nâng cấp hệ thống điện: nâng cao công suất thiết kế, xây thêm trạm biến áp, tăng thêm mạng l−ới đ−ờng dây, hệ thống cột (ở các xã có nghề thủ công phát triển mạnh và có nhu cầu điện lớn...).

+ Cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông liên xã, liên thôn. Nhựa hoá hoặc bê tông hoá hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo đ−ờng giao thông liên xã có cấp đ−ờng với mặt cắt rộng ít nhất từ 10-13m đ−ờng giao thông liên thôn có mặt cắt rộng ít nhất 6 - 8m. Chú ý dành đất cho các bãi đỗ xe, bãi tập kết nguyên vật liệu, bốc dỡ hàng hoá...

+ Nâng cấp cải tạo hệ thống cấp, thoát n−ớc nhằm đảm bảo môi tr−ờng sinh thái và phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; chấm dứt tình trạng đổ rác thải không đúng quy định n−ớc thải sản xuất trực tiếp lẫn với n−ớc thải sinh hoạt, khống chế bụi, tiếng ồn...

+ Tiếp tục phát triển hệ thống thông tin - liên lạc tại các xã ngoại thành nói chung, ở các xã có làng nghề nói riêng theo h−ớng hiện đại nh− kết nối internet tốc độ cao ADSL, tạo các trang Web nhằm giới thiệu sản phẩm làng nghề, nắm bắt thông tin về thị tr−ờng...

+ Cải tạo, phát triển hệ thống các công trình phúc lợi công cộng... trên địa bàn xã có làng nghề nh− hệ thống cây xanh, hệ thống nhà tổ nghề, câu lạc bộ, hội nghề.

- Xây dựng mô hình cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề trên địa bàn 5 huyện ngoại thành.

+ Phấn đấu đến hết năm 2005, hoàn thành việc triển khai và đi vào hoạt động 2 dự án cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề ở Bát Tràng, Kiêu Kỵ (Gia Lâm) tổng kết rút kinh nghiệm cho các xã còn lại

+ Đến năm 2010, phấn đấu hoàn thành xây dựng và đ−a vào hoạt động thêm 3-5 cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn các huyện ngoại thành có nghề thủ công phát triển.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các làng nghề đến năm 2010 là công nghiệp - th−ơng mại dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó GTSX tiểu thủ công nghiệp của làng nghề chiếm 60 - 70% GTSX công nghiệp ngoài quốc doanh. - H−ớng phát triển nghề và làng nghề cần −u tiên các nghề có khả năng chiếm lĩnh thị tr−ờng, có khả năng thu hút nhiều lao động nông thôn đã qua đào tạo.

- Các sản phẩm thủ công của làng nghề đ−ợc sản xuất theo h−ớng ngày càng tinh xảo, độc đáo, chất l−ợng cao đáp ứng tốt nhu cầu trong n−ớc, phấn đấu mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu.

- Duy trì, bảo tồn các làng nghề truyền thống theo h−ớng khuyến khích hộ gia đình phát triển sản xuất theo ph−ơng thức truyền thống, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thống có giá trị văn hoá, giá trị th−ơng mại cao.

- Phát triển các sản phẩm thủ công theo h−ớng vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp (cụ thể là cung cấp các công cụ thông th−ờng và thiết bị nhỏ phục vụ nông nghiệp, trang bị cho đến hộ nông dân), vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ng−ời dân địa ph−ơng.

- Phát triển các nghề và làng nghề theo mô hình kết hợp truyền thống với hiện đại, cùng với khu vực nông thôn lân cận nhằm phát triển các vùng du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề. Đến hết năm 2005, b−ớc đầu hình thành mô hình làng nghề kết hợp với du lịch ở Bát Tràng và nhân rộng mô hình ở các địa ph−ơng khác.

- Kết hợp phát triển nghề truyền thống gắn với các hoạt động dịch vụ văn hoá, lễ hội nhằm phát huy bản sắc văn hoá làng - xã, văn hoá nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội.

- Xã hội hoá việc đầu t− phát triển làng nghề theo h−ớng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu t− mở rộng sản xuất, kinh doanh tại làng nghề.

- Khuyến khích các doanh nghiệp n−ớc ngoài, các doanh nghiệp lớn tham gia đầu t− phát triển làng nghề, làm đầu tàu thu hút vốn và sức sản xuất của các địa ph−ơng. Ký kết các hợp đồng gia công cho các doanh nghiệp lớn, tận dụng khả năng sản xuất với kỹ thuật thủ công, tinh xảo; gia công các sản phẩm bán thành phẩm và thành phẩm cho các doanh nghiệp này (có thể áp dụng ở các nghề rèn, gốm sứ, dệt may...).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)