III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế
Ng−ời sản xuất Cty xuất khẩu Cty xuất khẩu và xuất khẩu
4.1.3.3. Công nghệ sản xuất trong nghề và làng nghề
Đối với nghề thủ công truyền thống, việc truyền nghề đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề đào tạo nghề truyền thống ch−a thực sự đ−ợc quan tâm. Mặc dù trên địa bàn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, nh−ng thành phố và huyện Gia Lâm vẫn ch−a có một cơ sở đào tạo nghề với quy mô đáp ứng yêu cầu hiện tại và nhu cầu phát triển làng nghề trong thời gian tới. Một số lớp đào tạo
mở tại các làng nghề hiện nay mới chỉ mang tính tình thế, ch−a thu hút đ−ợc các nghệ nhân giỏi nghề tham gia giảng dạy, truyền thụ kỹ thuật.
Do hạn chế về đào tạo nên trình độ kỹ thuật nói chung của thợ sản xuất tại các làng nghề hiện nay không cao. Số l−ợng thợ lành nghề, giỏi trong nghề chiếm tỷ lệ không cao so với số l−ợng lao động phổ thông. Nhiều nghề có nguy cơ bị mai một do mất dần thợ lành nghề. Nhiều nghề chất l−ợng hàng hóa không đ−ợc cải thiện, ng−ời lao động chạy theo lợi nhuận nên không yên tâm sản xuất hàng có chất l−ợng.
Về công nghệ, trang thiết bị sản xuất của một số làng nghề, một số nghề phát triển rất chậm, tốc độ đổi mới kém hơn nhiều so với các làng nghề trong khu vực nên nhiều nghề kém khả năng cạnh tranh, mất lợi thế trên thị tr−ờng so với các địa ph−ơng khác.
Ngoài nguyên nhân thiếu, “đói” thông tin về thiết bị, công nghệ, việc tìm kiếm nguồn vốn đầu t− cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề rất khó khăn. Đa số các hộ không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, cũng không nhận đ−ợc nguồn đầu t− nào khác. Sự kết hợp giữa nghiên cứu và triển khai sản xuất tại các làng nghề ch−a cao, đặc biệt là ch−a có những nghiên cứu bài bản, khoa học và có hệ thống về đổi mới công nghệ, trang thiết bị cho sản xuất tại làng nghề nhất là trong các làng nghề truyền thống đang có thị tr−ờng.