Hiệu quả về x∙ hội do phát triển ngành nghề TTCN trong các làng nghề ở huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 82 - 89)

III Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế

2 Trung Văn Dây thừng, dây đay dây

4.1.2.2. Hiệu quả về x∙ hội do phát triển ngành nghề TTCN trong các làng nghề ở huyện Gia Lâm

huyện Gia Lâm

a) Góp phần giải quyết việc làm, giải quyết nguồn nhân lực phát triển theo h−ớng tích cực

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân c− nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở n−ớc ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Với diện tích đất canh tác bình quân vào loại thấp, tỷ lệ

thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện nay khoảng 30-35% lao động nông thôn). Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực.

Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động th−ờng xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 - 6 lao động th−ờng xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt nghề dệt, may, thêu ren, mỗi cơ sở có thể thu hút 30 - 50 lao động, cá biệt có những cơ sở có hàng trăm lao động. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất.

Nhiều làng nghề không những thu hút lực l−ợng lao động lớn ở địa ph−ơng mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa ph−ơng khác. Chẳng hạn, làng nghề gốm sứ Bát Tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2.430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 - 6000 lao động của các vùng lân cận đến làm thuê.

Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến l−ơng thực, thực phẩm không chỉ có tác dụng thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ cho chế biến phát triển, mà còn tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.

Mặc khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục đ−ợc tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lý lực l−ợng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan toả sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đó.

Đặc biệt, các làng nghề đã góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay là tạo việc làm cho các lao động d− thừa trong quá trình giải phóng mặt

bằng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều nông dân thất nghiệp do không có ruộng sản xuất.

Có thể nói sự phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ vừa qua đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, một vấn đề bức xúc của thành phố và cả n−ớc hiện nay.

* Giải quyết nguồn nhân lực tại các làng nghề

Gia Lâm là một trong 5 huyện ngoại thành. Có nhiều làng nghề hoạt động khá giống nhau và có thể cùng so sánh rút ra những đặc điểm chung.

Lao động CN - TTCN: năm 2003 tổng số lao động CN - TTCN khu vực ngoài doanh nghiệp Nhà n−ớc thuộc 5 huyện là hơn 40.000 ng−ời chiếm 5,3% lao động ngoại thành. Những huyện có làng nghề phát triển thì số lao động có việc làm theo nghề tăng nhanh: Gia Lâm tăng 23%.

Tỷ lệ trung bình số lao động tham gia làm nghề thủ công tại các làng nghề so với các nghề khác trong làng thể hiện qua bảng 12 nh− sau.

Bảng 12: Tỷ lệ số lao động đang làm việc tại làng nghề

(Đơn vị tính: %)

Các ngành nghề 1999 2000 2001 2002 2003

- Nông lâm nghiệp 65,3 59,7 55,3 53,4 54,3

- Nghề phụ khác 4,2 3,5 4,5 5,2 7,1 - Th−ơng mại, dịch vụ 1,7 1,5 3,1 2,5 3,2 - Nghề chính của làng nghề 28,8 35,3 37,1 38,9 35,4

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát làng nghề).

Ghi chú: nghề chính là nghề tiểu thủ công nghiệp có số lao động nhiều nhất và có giá trị sản xuất cao nhất trong làng.

Theo số liệu tổng hợp cho thấy, đa số các làng nghề có số lao động làm nghề khoảng trên d−ới 30%. Số lao động làm nghề nông vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 50%). Thực tế cho thấy, những làng nghề có số l−ợng lao động trong nghề chiếm đa số lao động của làng. Có sản phẩm cạnh tranh trên thị tr−ờng, thu nhập của các lao động làm nghề lớn hơn nhiều so với thu nhập của lao

động làm nông. Đó là các làng: Bát Tràng (gần 100% lao động của làng làm khác); hai làng nghề Văn Đức và Đa Tốn (với tỷ lệ trên 50% số lao động trong độ tuổi làm nghề); làng nghề Ninh Hiệp... Các làng nghề này đều có thị tr−ờng sản phẩm rộng, luôn có nhu cầu tuyển lao động, nhất là các lao động có tay nghề phổ thông.

Bên cạnh đó, nhiều làng nghề số l−ợng lao động làm việc trong nghề thủ công nghiệp không lớn. Nguyên nhân là do thu nhập của các nghề này ch−a v−ợt trội hẳn so với nghề nông, khả năng phát triển nghề còn hạn chế nh− làng nghề chổi tre, chổi đót, đan, lát... Nhiều làng nghề do tốc độ đô thị hoá cao, giá đất tăng mạnh cũng khiến ng−ời dân có xu h−ớng thu hẹp sản xuất nghề, và chuyển h−ớng sang bán đất để chuyển nghề. Đây là vấn đề nhạy cảm cần đ−ợc nghiên cứu tổng kết và có những giải pháp thích hợp nhằm duy trì và phát triển làng nghề.

* Vấn đề độ tuổi lao động

Kết quả điều tra về độ tuổi lao động của các lao động tham gia hoạt động sản xuất nghề tại làng nghề đ−ợc thể hiện trong biểu đồ 1.

Qua điều tra khảo sát cho thấy, đa số lao động đều tập trung từ lứa tuổi 18 đến 50, là lứa tuổi vẫn còn sức khoẻ tốt, chỉ còn hơn 13% số lao động tham gia sản xuất có độ tuổi trên 50 tuổi. Tỷ lệ số lao động cao tuổi làm việc tại các làng nghề tuỳ thuộc vào công việc có đòi hỏi trình độ tay nghề cao và sức lực: các làng làm nghề gốm sứ, may da, thuốc đông y, bún... thì tỷ lệ ng−ời cao tuổi t−ơng đối cao (chiếm khoảng trên d−ới 20% số lao động); các làng đòi hỏi tay nghề và sức khoẻ trung bình nh− nghề gỗ, nghề may... thì tỷ lệ này khoảng 12 - 15%; đối với các làng nghề đòi hỏi nhiều sức lực nh− rèn, làm sắt thép... tỷ lệ này chiếm rất ít (chỉ khoảng 3 - 5% tổng số lao động).

Biểu đồ 1: Đặc điểm độ tuổi lao động tham gia hoạt động sản xuất nghề chính tại làng nghề

Cũng qua điều tra khảo sát, lực l−ợng lao động ở lứa tuổi vị thành niên tại các làng nghề và nếu tính con số làm thêm nghề vừa đi học thì tỷ lệ ng−ời lao động trong độ tuổi này khá lớn. Tại nhiều làng nghề, nh− xã Kim Lan do ham làm nghề mà nhiều trẻ em trong độ tuổi đến tr−ờng đã bỏ học để tham gia sản xuất cùng gia đình, ảnh h−ởng nghiêm trọng đến trình độ, chất l−ợng học tập của các em và đi chệch mục tiêu giáo dục đào tạo.

b) Sự phát triển các ngành nghề thủ công đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và góp phần tăng khối l−ợng hàng hoá xuất khẩu, hoạt động dịch vụ du lịch của Gia Lâm điều đó thể hiện qua bảng 13

Bảng 13: L−ợng khách đến tham quan qua các năm

(Đơn vị: l−ợt ng−ời)

1999 2000 2001 2002 2003

2.300 2.750 3.108 3.210 3.730

(Nguồn: Số liệu điều tra của Gia Lâm 2003 - theo báo cáo)

Đặc biệt, việc mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Trên ph−ơng diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu đôla mỗi năm. Trên ph−ơng diện xã hội xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toán đ−ợc rằng: cứ xuất khẩu đ−ợc 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động, nếu lao động thời vụ sẽ gấp 3 - 5 lần.

Do mức sống ng−ời dân thành phố ngày một cao cùng với việc phát triển giao l−u văn hoá trong quá trình đổi mới vừa qua, nên nhu cầu sử dụng hàng thủ công, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ ngày một tăng về khối l−ợng và chủng loại.

Ngày nay nhiều gia đình, cơ quan đã chọn mua hoặc đặt hàng các loại bàn ghế tủ chạm khảo, salon song mây, đôn, chậu cây cảnh, tranh ảnh, hoa lụa, đồ giả cổ.v.v... để sử dụng, trang trí trong nhà, nơi làm việc - Ngoài hàng nội thất, các loại quà tặng, hàng l−u niệm, đồ trang sức... cũng đ−ợc nhiều ng−ời mua dùng. Nhiều công trình xây dựng đã dùng sản phẩm của làng nghề và vật liệu xây dựng trang trí.

Với chủng loại đa dạng, mẫu mã phong phú, các sản phẩm mỹ nghệ đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân thành phố và khu vực lân cận.

Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội nói chung, Gia Lâm nói riêng đ−ợc ng−ời n−ớc ngoài −a thích, ở cả Châu Âu và một số n−ớc Châu á. Nhiều

khách hàng n−ớc ngoài đã biết đến và yêu thích hàng mỹ nghệ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần làm phong phú thị tr−ờng xuất khẩu của Hà Nội. Vài năm gần đây, một số cơ sở sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đã tự lo việc xúc tiến tiếp thị và bán hàng của mình ra n−ớc ngoài. Công ty TNHH Quang Vinh (Bát Tràng) đem cả một côngtennơ hàng gốm sứ sang giới thiệu ở Mỹ, Công ty TNHH MITEX đem bán hàng chạm gỗ dự hội chợ ở Philippin, một số cơ sở khác đã dự hội chợ ở Đức, sang tìm hiểu thị tr−ờng ở Đài Loan, Hàn Quốc...

Ngoài ra, trong những năm qua, với hoạt động đối ngoại rộng mở khách du lịch đã vào Việt Nam nhiều hơn và họ th−ờng ghé thăm Gia Lâm mua hàng thủ công mỹ nghệ làm l−u niệm. Với các sản phẩm giả cổ, phục chế đồ cổ, hàng mỹ nghệ cao cấp... có tính độc đáo, đặc thù Việt Nam, đã đ−ợc nhiều khách hàng n−ớc ngoài tìm mua. Hoạt động này đã góp phần làm cho bạn bè quốc tế hiểu thêm về văn hoá, đất n−ớc và con ng−ời Việt Nam.

c) Sự phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ đã góp phần duy trì bảo tồn di sản văn hoá quý báu của Việt Nam nói chung

Hầu hết các nghề thủ công mỹ nghệ đang hoạt động đều phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu kỹ thuật truyền thống đã đúc kết từ lâu đời.

Trong nghề gốm: Bàn tay ng−ời thợ Bát Tràng ngày nay đã làm cho ng−ời n−ớc ngoài phải ngạc nhiên khi xem những sản phẩm tinh xảo nh−: nậm r−ợu, bình vôi, men nâu... Trên sản phẩm không chỉ tạo dáng uyển chuyển mà còn trang trí rồng uốn khúc đắp nổi, những hoạ tiết tinh tế. Ngoài men trắng ngà cổ truyền, ng−ời thợ gốm còn biết dùng men màu và vẽ màu d−ới men, giữa men, trên men nhằm tạo hiệu quả huyền ảo cho ng−ời th−ởng thức sản phẩm.

Việc chọn nguồn đất thích hợp, chế tạo các loại men từ tro, đá màu, đất phù sa... cũng nh− sự cải tiến không ngừng kỹ thuật lò nung... chứng tỏ ng−ời thợ Bát Tràng nắm chắc những thủ pháp truyền thống để đ−a sản xuất gốm ngày nay phát triển lên những b−ớc mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)