Kinh nghiệm phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở một số địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 36 - 41)

một số địa ph−ơng

* Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, nhờ có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Bắc Ninh sớm trở thành một vùng văn minh nông nghiệp phát triển lâu đời, một vùng văn hoá đặc sắc, độc đáo tiêu biểu cho vùng Kinh Bắc. Bằng tài hoa và trí tuệ, ở vùng này đã có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời và ngày nay trong cơ chế mới những lợi thế ấy càng đ−ợc tận dụng và phát huy.

Làng nghề tồn tại lâu bền và phát triển đ−ợc là do tìm đ−ợc nghề phù hợp với địa ph−ơng, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị tr−ờng và đủ sức cạnh tranh với mặt hàng cùng loại, giữ đ−ợc bí quyết kỹ thuật độc đáo (kỹ thuật làm men r−ợu ở Đại Lâm), rèn luyện tay nghề kỹ năng, kỹ xảo ở trình độ cao (trạm khắc Kim Thiều, Phu Khê), gò đúc đồng (Đại Bái), đồ gỗ (Đồng Kỵ). Có 58 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp đ−ợc phân công theo 15 nhóm ngành, làm ra 17 loại sản phẩm chính. Các làng nghề đã v−ơn lên trong cơ chế thị tr−ờng, sản xuất ra một khối l−ợng sản phẩm hàng hoá lớn, tiêu biểu là 15 làng nghề truyền thống: 5 làng đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê

Đông, Mai Động, H−ơng Mạc), 3 làng th−ơng mại (Đình Bảng, Phù L−u, Quan Độ), 2 làng xây dựng (Đình Cả, Nội Duệ); 1 làng giấy (D−ơng ổ); 1 làng thuỷ sản (Mão Điền); 1 làng vận tải thuỷ (Hoàng Kênh); 1 làng sắt thép (Đa Hội); 2 làng đồng (Đại Bái, Quảng Bố).

Những năm qua, ở các làng nghề đã khai thác nguồn vốn nội lực trong dân, vốn của các doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng để đầu t− vào việc mua sắm thiết bị công nghệ, xây dựng nhà x−ởng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó 90% số vốn đầu t− là nguồn huy động tại chỗ của các làng nghề, các nguồn vốn khác chỉ chiếm có 10%. Ngành ngân hàng đã hỗ trợ các làng nghề rất tích cực.

Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã đi từ thô sơ, giản đơn theo cách nghĩ, cách làm của ng−ời nông dân, sử dụng kỹ năng của đôi bàn tay là chính. Sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, tính chất hàng hoá và năng suất lao động thấp.

Ngày nay, trong cơ chế mới, sự đa dạng các loại hàng hoá, yêu cầu về chất l−ợng, kiểu dáng… của sản phẩm ngày càng cao. Vì vậy, đầu t− máy móc kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc đối với nhà sản xuất. Do tính chất của sản phẩm, khả năng về vốn… một số làng nghề đã đầu t− mua sắm thiết bị cho sản xuất.

ở Phong Khê đã chuyển từ xeo giấy bằng tay sang sản xuất bằng máy với công suất 300-2000 tấn/dây truyền/năm. ở làng gỗ Đồng Kỵ, những công việc nặng nhọc nh− xẻ, dọc, đục, cắt, bào đã đ−ợc giải quyết bằng máy. Làng sắt thép Đa Hội đã trang bị 130 máy cán, 140 máy cắt dập, trên 100 máy hàn các loại để sản xuất sắt thép xây dựng, thép hình trang trí… Nh− vậy, một số làng nghề đã mạnh dạn đầu t− máy móc thiết bị, kỹ thuật đ−ợc tăng c−ờng nên đã mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Có thể nói, các sản phẩm làng nghề rất đa dạng, phong phú phù hợp với thị hiếu của thị tr−ờng, với 19 ngành hàng, đã áp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân địa ph−ơng (các mặt hàng chế biến nông sản thực phẩm, đồ gỗ dân dụng…) và tham gia xuất khẩu ra n−ớc ngoài (hàng

gỗ cao cấp, gỗ thủ công mỹ nghệ…) năm 1997 đạt 4,5 triệu USD, năm 2000 đạt 7 triệu USD. Sự có mặt các sản phẩm làng nghề đã góp phần tích cực vào biến đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh [5].

* Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nên cũng nh− các tỉnh nằm trong vùng này, Hà Tây có một nền văn hoá truyền thống góp phần ảnh h−ởng tới sự phát triển của làng nghề. Văn hoá đó không chỉ biểu hiện qua lời ca điệu múa, qua tục lệ và các nề nếp ứng xử trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm… mà còn biểu hiện trong quan hệ ph−ờng, hội nghề nghiệp và đặc biệt là các sản phẩm phi nông nghiệp làm ra ở nông thôn mang nặng tính xã hội và nhân văn truyền thống, mang nặng tính nghệ thuật đốc đáo, mang nét đặc tr−ng của từng vùng và của dân tộc. Bên cạnh đó, một số nghề ở Hà Tây còn có các bài ca, ca ngợi nghề của mình qua đó biểu hiện mối quan hệ nghề và văn, văn và nghề của mảnh đất Hà Tây giầu tính văn hoá. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các làng nghề sản xuất ra không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang nặng trong nó một giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc.

Làng nghề ở Hà Tây ngay từ x−a đã phát triển khá mạnh. Cách đây hàng mấy trăm năm, đa số nghề ở Hà Tây đã xuất hiện và phát triển trong những làng khác nhau, nằm rải rác ở các vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đó. Do có nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ đ−ợc nghề và vẫn có những nghệ nhân nên khi có chính sách đổi mới, các thành phần kinh tế đ−ợc phát triển, mọi năng lực sản xuất đ−ợc giải phóng, kinh tế hộ đ−ợc coi trọng thì làng nghề ở Hà Tây có điều kiện đ−ợc nhanh chóng phục hồi và phát triển. Một số sản phẩm thủ công nổi tiếng tr−ớc đây gắn với các địa danh làng nghề nổi tiềng nh− lụa Hà Đông, chạm khảm Chuyên Mỹ v.v… đã lại bắt đầu xuất hiện trên thị tr−ờng và một vài loại sản phẩm nh− khảm trai, điêu khắc gỗ… đã đ−ợc đ−a đi xuất khẩu .

Hà Tây có nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo điều kiện tốt cho một số loại ngành nghề phát triển nh− lụa, khảm, mây tre, cơ khí… đặc biệt là trong những năm gần đây, do sản l−ợng l−ơng thực tăng nhanh cũng nh− nhu

cầu của thị tr−ờng đều tăng nên nghề chế biến nông sản, nhất là chế biến l−ơng thực - thực phẩm phát triển mạnh. Huyện Hoài Đức đã trở thành trung tâm chế biến kinh doanh l−ơng thực và cả chế phẩm hoa mầu. Vạn Phúc, La Khê, Hoà Xá là những trung tâm dệt thủ công của tỉnh. Nghề đóng đồ mộc, chạm khảm, sơn son thiếp vàng ở Vạn Điểm đã đ−ợc phục hồi và phát triển mạnh. Nghề làm đồ mỹ nghệ từ gỗ, sừng, x−ơng, vỏ trai cũng đ−ợc phát triển. Nghề đan lát mây tre cổ truyền ở Hà Tây cũng đ−ợc khôi phục và phát triển nh− ở Phú Vinh - nay là Phú Nghĩa (Ch−ơng Mỹ), Yên Thái (Quốc Oai), Kỹ thuật làm nông cụ ở làng Phùng Xá (Thạch Thất) có từ 400 - 500 năm nay cũng đã đ−ợc phát triển. Một điều dễ thấy là các làng nghề nh− đồ mộc, chạm khảm, mỹ nghệ… khó có thể có đ−ợc nguyên liệu ở ngay địa ph−ơng nh−ng do các làng nghề này thuận tiện giao thông nên nguyên vật liệu chở đến và sản phẩm chở đi khá dễ dàng. Ngay từ tr−ớc năm 1995, xã Đức Giang (Hoài Đức) có khả năng xay xát từ 600 - 900 tấn thóc/ngày hay xã D−ơng Liễu (Hoài Đức) tiêu thụ 50.000 tấn sắn củ và rong riềng/năm, sử dụng 22.000 tấn than, 1,2 triệu kw/h điện, sản xuất ra 22.000 tấn bột sắn khô, 4500 tấn nho,1600 tấn miến, 2400 tấn tinh bột sắn… là những ví dụ minh chứng cho việc làng nghề tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và sự thuận tiện của giao thông để thu mua nguyên liệu ở nơi khác, chế biến và lại chuyển sản phẩm đi nơi khác để tiêu thụ.

Trong thời gian qua, làng nghề truyền thống ở Hà Tây đ−ợc phục hồi và phát triển t−ơng đối ổn định. Một điều đáng l−u ý là các làng nghề phục hồi và phát triển đ−ợc là các làng nghề có sản phẩm đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thị tr−ờng. Đối với các làng nghề có sản phẩm đ−ợc −u chuộng, phạm vi của làng nghề không còn là làng nữa mà ở một số nơi nó đã phát triển thành xã nghề nh− ở các huyện Ch−ơng Mỹ, Quốc Oai, Th−ờng Tín, Phú Xuyên [4].

* Hải Phòng: Lịch sử hình thành các làng nghề của Hải Phòng không đ−ợc lâu đời và nổi tiếng nh− làng nghề gốm (Bát Tràng), dệt Vạn Phúc (Hà Tây), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh)… nh−ng cũng đã có từ lâu đời nh− làng

đan tre Chính Mỹ (Thủy Nguyên) trên 400 năm, làng chiếu cói Lật D−ơng (Tiên Lãng) từ thế kỷ 17, làng tạc t−ợng Bảo Hà (Vĩnh Bảo) từ thế kỷ 16, làng dệt Cổ Am (Vĩnh Bảo) từ thế kỷ 15, làng đan tre Xuân La (Kiến Thuỵ) cuối thế kỷ 18… Nhiều sản phẩm đã đ−ợc thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc biết đến. Cũng nh− bao làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của cả n−ớc, cùng với sự phát triển mạnh mẽ ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, Hải phòng đã khai thác thế mạnh các ngành nghề truyền thống trên khắp các địa ph−ơng, phục hồi phát triển các loại hình hợp tác xã sản xuất gia công cho các đơn vị quốc doanh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ nh− dệt các loại thảm len, thảm đay, thảm cói, chiếu cói, hàng mây tre đan, mành trúc, thêu ren thảm trải gi−ờng, trải bàn, đúc kim loại. Phần lớn số l−ợng hàng hoá thủ công mỹ nghệ của thành phố đã đ−ợc xuất khẩu sang các n−ớc Đông Âu, thị tr−ơng Liên Xô (cũ). Năm 1990 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 13,8 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch toàn thành phố.

Năm 1997, Bộ NN&PTNT đã tiến hành khảo sát về tình hình phát triển NNNT trên quy mô toàn quốc. Kết quả khảo sát đã đ−a ra bức tranh tổng thể về NNNT ở n−ớc ta nh− sau:

Bảng 1: Tốc độ tăng tr−ởng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn

(ĐVT:%)

Khu Vực 1991 1992 1993 1994 1995 BQ 1991-1995

Cả n−ớc 5,2 4,6 8,9 11,5 7,7 7,8 Miền Bắc 3,7 1,9 4,4 3,5 5,8 3,7 Miền Nam 6,2 6,3 11,6 16,0 8,7 10,1

(Nguồn: Tài liệu điều tra NNNT 1997 - Bộ NN&PTNT [1])

Nh− vậy ta đã thấy tốc độ tăng tr−ởng TTCN trong các làng nghề ở nông thôn không đều giữa các vùng miền, đặc biệt là ở Miền Bắc do tình hình biến động chính trị của các n−ớc Đông Âu và Liên Xô cũ.

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn và ngành nghề truyền thống ở một số n−ớc trên thế giới và trong khu vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)