0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sự phát triển ngành nghề TTCN ở các làng nghề

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC LÀNG NGHỀ THUỘC HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 53 -55 )

3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và ph −ơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sự phát triển ngành nghề TTCN ở các làng nghề

ngành nghề TTCN ở các làng nghề

Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề truyền thống không những chỉ phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan của ngành nh− nâng cao năng lực quản lý, tăng c−ờng đầu t−, khôi phục và phát triển… mà hơn bao giờ hết chịu tác động trực tiếp và sâu sắc của xu thế phát triển mới của không gian kinh tế- xã hội của thủ đô và của huyện Gia Lâm. Trong đó các xu thế phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập với khu vực và quốc tế, các nhân tố khoa học, công nghệ là xu thế chủ đạo quyết định và chi phối.

Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ, trung tâm kinh tế, giao dịch quốc tế lớn của cả n−ớc… Đây là

yếu tố thuận lợi quan trọng, có ảnh h−ởng lớn và trực tiếp đến phát triển ngành nghề và làng nghề.

Kinh tế phát triển, số l−ợng các doanh nghiệp t− nhân tại các làng nghề tiêu thụ tăng lên, đặc biệt là khi luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống, cùng nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế t− nhân phát triển và sự hoàn thiện của luật doanh nghiệp đã làm cho số l−ợng doanh nghiệp t− nhân tại các làng nghề tăng mạnh. Theo dự báo của Thành phố Hà Nội đến năm 2010 số l−ợng này sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay và chiếm tỷ trọng khoảng 15% đối t−ợng làm nghề.

Kinh tế phát triển việc chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất của nhiều làng nghề đ−ợc đẩy mạnh theo h−ớng các hộ sản xuất chuyên gia công sản xuất hoặc một vài chi tiết của sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn đảm nhiệm công việc thu gom và hoàn thiện thành phẩm. Tại các làng nghề sẽ phát triển mạnh mô hình bao tiêu sản phẩm theo h−ớng các doanh nghiệp cung cấp vốn và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất. Sản phẩm của các hộ sản suất phải theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong những năm tới, thị tr−ờng tài chính của Hà Nội nói chung và của huyện Gia Lâm sẽ phát triển mạnh, mang lại nhiều lợi thế cho việc tìm nguồn vốn để phát triển sản xuất trong các làng nghề, l−ợng vốn đ−ợc huy động qua các ngân hàng th−ơng mại, các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay, cùng với việc các hộ dân tự bỏ vốn mở rộng và tổ chức mới các loại hình nghề và làng nghề là điều phù hợp.

Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực đ−ợc xem nh− một lợi thế phát triển quan trọng. Thực tế cho thấy, đối t−ợng đến tuổi lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm ở Hà Nội đa số sinh sống tại các huyện ngoại thành. Đặc điểm của lao động tại các làng nghề là trình độ học vấn không cao, thích hợp với lao động giản đơn. Trong những năm tới tốc độ đô thị hoá khu vực ngoại thành Hà Nội tăng nhanh, quỹ đất dành cho nông nghiệp không còn nhiều, lực

l−ợng lao động trong nông nghiệp giảm mạnh, xu h−ớng tất yếu là họ phải chuyển sang các công việc phi nông nghiệp. Nh− vậy đến năm 2010 thị tr−ờng lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt đối với các làng nghề sẽ thu hút nhiều lao động không đòi hỏi trình độ học vấn cao, đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển của các làng nghề trong những năm tới.

Về thị tr−ờng tiêu thụ: mức sống của ng−ời dân ngày càng đ−ợc nâng cao, nhu cầu h−ởng thụ về kinh tế, văn hóa-xã hội ngày càng lớn. Các yếu tố văn hoá truyền thống đặc tr−ng của các địa ph−ơng đang đ−ợc bảo tồn và phát triển, đặc biệt là việc duy trì và bảo tồn giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống với hàng trăm năm lịch sử của Thăng Long Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC LÀNG NGHỀ THUỘC HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 53 -55 )

×