Đổi mới công tác tổ chức cán bộ của ngành kiểm sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 111 - 114)

- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:

3.2.2.4. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ của ngành kiểm sát

Công tác tổ chức - cán bộ trong ngành kiểm sát tỉnh Nghệ An là khâu then chốt, có tính đột phá đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố các vụ án hỡnh sự, trong đó có hoạt động thực hành quyền công tố đối với án ma tuý. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, đũi hỏi phải có những chủ trương, chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chúng tôi cho rằng: Việc tổ chức hợp lý cỏc bộ phận chuyờn mụn nghiệp vụ, cỏc cỏn bộ cụ thể, với những chuyờn mụn nghiệp vụ cụ thể, là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát trong đó có hoạt động thực hành quyền công tố.

Từ thực tiễn cho thấy, lực lượng cán bộ làm công tác thực hành quyền công tố hiện nay cũn quỏ mỏng, dàn trải, kiờm nhiệm nhiều việc, trong khi số lượng án ngày một tăng lên, nhất là những địa bàn các huyện biên giới cú tỡnh hỡnh tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp. Do vậy, không đủ khả năng để đảm đương thực hành quyền công tố từ đầu đối với nhiều loại án.

Để tổ chức có hiệu quả công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hỡnh sự núi chung, cụng tỏc thực hành quyền cụng tố núi riờng đũi hỏi chỳng ta phải xõy dựng một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao ở viện kiểm sát nhân dân. Trong đó, phũng nghiệp vụ cấp tỉnh thực sự là một bộ phận hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của viện kiểm sát cấp huyện. Đối với những khâu quan trọng của viện kiểm sát cấp huyện như thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hỡnh sự, kiểm sỏt giam, giữ, cải tạo phải do những kiểm sỏt viờn chuyờn trỏch đảm nhiệm, không nên kiêm nhiệm.

Thực hành quyền công tố các vụ án ma tuý nói riêng và công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hỡnh sự núi chung đũi hỏi cỏn bộ, kiểm sỏt viờn làm cụng tỏc này phải thực sự vững vàng về chớnh trị, trong sỏng về chất đạo đức, có bản lĩnh về nghề nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, đồng thời phải có kinh nghiệm trong công tác.

Tăng cường tập huấn theo chuyên đề đối với án ma tuý cho kiểm sát viên, nội dung tập huấn chủ yếu là phương pháp và kinh nghiệm thực hành quyền công tố, thực hành quyền công tố ở các giai đoạn điều tra, xét xử. Bên cạnh việc nắm vững những quy định của pháp luật hỡnh sự, tố tụng hỡnh sự, kiểm sỏt viờn phải được trang bị kiến thức về điều tra tội phạm bằng các khóa học ngắn hạn, ít nhất là 2 tháng trở lên, góp phần nâng cao năng lực trỡnh độ thực hành quyền công tố để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, kiểm sát viên cần phải được tiếp cận, sử dụng thành thạo về tin học, ngoại ngữ, cỏc kiến thức xó hội mới đáp ứng được với những yêu cầu của chức năng nhiệm vụ trong tỡnh hỡnh mới.

Để thực hiện tốt công tác tổ chức - cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân, đũi hỏi viện kiểm sỏt hai cấp thực hiện tốt cỏc quy định mới của Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002, thực hiện tốt việc rà soát, đánh giá cán bộ, luân chuyển cán bộ, đảm bảo yêu cầu công tác kiểm sát hỡnh sự ở từng khõu, từng cấp đều có những kiểm sát viên có năng lực và phẩm chất tốt, mạnh về trí và về lực, đủ sức đảm đương trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cần có những chính sách đói ngộ hết sức hợp lý, nhằm động viên, phát huy được khả năng của cán bộ trong việc nâng

cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hỡnh sự ở địa phương. 3.2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát nhân dân

Trong điều kiện kinh tế của nhà nước cũn nhiều khú khăn, để đảm bảo hiệu quả trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành theo quy định của Hiến pháp và phỏp luật, theo chỳng tụi lónh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần chủ động, có kế hoạch đề nghị nhà nước từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho ngành kiểm sát nhân dân. Chú trọng đến việc trang bị phương tiện, điều kiện cần và đủ cho các khâu, các bộ phận trọng yếu ở các cấp kiểm sát như: Các bộ phận nắm và xử lý tỡnh hỡnh, tin bỏo về tội phạm, khõu kiểm sỏt điều tra, thống kê tội phạm cần tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện.

Thực hiện các quy định mới trong Bộ luật TTHS, từ ngày 01/7/2004 đó tiến hành việc tăng thẩm quyền thụ lý và giải quyết cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện đối với các tội phạm có khung hỡnh phạt cao nhất đến 15 năm tù. Do đó, khối lượng các vụ án của loại tội phạm này thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị xó sẽ tăng lên nhiều. Vỡ vậy, việc đảm bảo trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác điều tra, xử lý cho cấp huyện cần được đặc biệt chú trọng. Trước mắt, cần trang bị đủ phương tiện đi lại, máy móc và phương tiện giám định, chế độ công tác phí, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thực hành quyền công tố đối với ỏn ma tuý trờn địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An.

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đó quan tõm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiều chính sách đối với cán bộ cơ quan tư pháp; trong đó có nghành KSND. Trên thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, chế độ chính sách đối với cán bộ cơ quan tư pháp nói chung, đối với cán bộ, kiểm sát viên nói riêng đó ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu đấu tranh phũng, chống tội phạm và so với mức sống của một số ngành khỏc thỡ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của nghành KSND vẫn cũn nghốo nàn và lạc hậu; đời sống của cán bộ, kiểm sát viên cũn nhiều khú khăn. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong những năm tới đề

nghị Đảng và nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoàn thiện chế độ chính sách đối với nghành KSND theo hướng:

- Đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc cho các đơn vị trong nghành kiểm sát, nhất là các đơn vị cấp huyện, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo phấn đấu dến năm 2010 ( thời điểm kết thúc giai đoạn một của quá trỡnh cải cỏch tư pháp) 100% các đơn vị trong ngành có trụ sở làm việc khang trang, đầy đủ.

- Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác của nghành KSND, thực hiện có hiệu quả đề án Chuẩn hoá tin học trong cơ quan hành

chính nhà nước của chính phủ.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, chương trỡnh cải cỏch tư pháp, yêu cầu lónh đạo cũng như cán bộ, kiểm sát viên trong nghành KSND phải kịp thời nắm bắt được các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phục vụ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có chế độ lương, phụ cấp và các khoản đói ngộ thoả đáng đối với cán bộ các cơ quan tư pháp nói chung, nghành kiểm sát nói riêng để họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, không bị dao động trước mọi cám dỗ vật chất do bị mua chuộc trong quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 111 - 114)