Đặc điểm tỡnh hỡnh kinh tế-xó hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 44 - 49)

Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc trung bộ, dân số trên 3 triệu người, có đầy đủ yếu tố địa lý các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới, hải đảo; có đường giao thông thuỷ; bộ; đường sắt và đường hàng không, có sân bay Vinh và Cảng Cửa lũ thụng ra Biển Đông. Có người đó vớ về vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An như là một quốc gia thu nhỏ. Nghệ An có 17 huyện, 1 Thành phố Vinh, 2 Thị xó là: Thị xó Cửa Lũ và Thị xó Thỏi Hoà, trong đó có 6 huyện biên giới là các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương và Quế Phong;

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông nên gọi là dân tộc đa số, các dân tộc khác ít người hơn nên gọi là các dân tộc ít người chủ yếu sống ở các huyện miền núi và vùng biên giới của tỉnh. Các dân tộc anh em đều thống nhất một lũng, đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bỡnh đẳng, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển trên dải đất miền trung nhiều nắng và giú; Bóo, lũ, thiên tai luôn là yếu tố ảnh hưởng như để thử thách lũng kiờn nhẫn và tinh thần chịu đựng khó khăn để vượt qua gian khổ của con người xứ Nghệ.

Trên địa bàn các huyện Biên giới tỉnh Nghệ An có chung đường biên giới tiếp giáp với Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài 419,5 km, đó là các huyện Con Cuông giáp tỉnh Bô ly khăm Xay, huyện Tương Dương tiếp giáp với tỉnh Hủa phăn và tỉnh Bô ly khăm Xay, Xiêng Khoảng có cửa khẩu quốc gia Tam Hợp, huyện kỳ Sơn tiếp giáp với tỉnh Xiêng khoảng, Bô ly Khăm Xay và có cửa khẩu Quốc tế Nậm cắn, huyện Quế Phong tiếp giáp với tỉnh Hủa phăn, huyện Anh Sơn, Thanh Chương tiếp giáp với tỉnh Bô ly Khăm Xay của Nước CHDCND Lào. Tại các huyện này luôn là phên giậu để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia ở vùng biên giới phía tây Nghệ An vừa là Biên giới

Đoàn kết, Hữu nghị và Hợp tác với nước bạn Lào anh em. Tuy nhiên ở vùng biên giới

này mặc dù có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và duy trỡ an ninh trật tự: Trên địa bàn biên giới xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố tội phạm vỡ mục đích kinh tế hoặc có âm mưu quấy rối chính quyền, chia rẽ tỡnh đoàn kết các dân tộc anh em, gây cản trở chủ trương phát triển kinh tế - xó hội, xoỏ đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới mà Đảng và nhà nước ta khởi xướng và lónh đạo.

Trong những loại tội phạm phổ biến ở vùng biên giới phía tây tỉnh Nghệ An, nổi bật cú tội phạm ma tuý là một trong những loại tội phạm gây ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xó hội, làm hạn chế sự phỏt triển kinh tế- xó hội, làm bất ổn trật tự an toàn xó hội, tạo tõm lý lo lắng và căng thẳng trong mỗi gia đỡnh và cộng đồng sống ở vùng biên giới, đối với loại tội phạm này, nếu không được đấu tranh, phũng chống, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả thỡ hậu quả nú gõy ra cho xó hội là cực kỳ lớn mà khụng cú gỡ để so sánh được.

Nhận thức rừ tác hại của tội phạm ma tuý, bởi vậy toàn thể các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các đoàn thể, trường học, trong mỗi gia đỡnh và cộng đồng ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An luôn tích cực truyên tuyền, vận động, đấu tranh phũng chống loại tội phạm này. Trờn mặt trận chủ cụng và mũi nhọn trong cuộc đấu tranh với tội phạm ma tuý bao gồm nhiều lực lượng, trong đó phải kể đến lực lượng Công an; Biờn phũng; Hải quan; Viện kiểm sát và Toà án là những cơ quan trực tiếp đấu tranh, ngăn chặn đối với tội phạm ma tuý.

Ở vùng biên giới tỉnh Nghệ An có 10 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, đó là (Kinh; Thái; Khơ mú; H’mông; Tày pọong; Ơđu; Đan lai; Tày; Nùng; Hoa). Trong đó dân tộc Thái là dân tộc đông nhất chiếm 60%; Dân tộc Mông chiếm 10,9%; Dân tộc Kinh chiếm 30,5 %; Các dân tộc ít người khác chỉ chiếm 8,6% dân số các huyện biên giới. Các dân tộc luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, không có tỡnh trạng cưỡng bức, kỳ thị, chia rẽ hoặc đồng hóa, thôn tính giữa dân tộc đa số với dân tộc ít người. Các dân tộc luôn được đảm bảo phát triển tự do mọi mặt nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân tộc mỡnh cũng như toàn thể cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Ở một số vùng chỉ có một dân tộc cư trú tương đối tập trung như dân tộc H’Mụng ở xó Mường Lống, Huồi Tụ - Kỳ Sơn, Thông Thụ - Quế Phong; dân tộc Khơ Mú ở xó Bảo Nam, Bảo thắng - Kỳ Sơn; dân tộc Thái ở huyện Con Cuông; Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong... Song, cũng như trong cả nước, các dân tộc ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An sống xen kẽ, khụng cú "lónh thổ" riêng biệt. Người Thái và người Kinh phần lớn sống ở vùng thấp, vùng gần sông suối nơi có điều kiện sản xuất lúa nước thuận lợi, Thị tứ, thị Trấn tiện cho việc giao lưu, buôn bán. Người H’Mông và các dân tộc khác chủ yếu sống ở vùng núi cao, gắn liền với tập quán sản xuất trên nương rẫy. Tỡnh trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc là điều kiện để các dân tộc tăng cường hiểu biết, hũa hợp, giỳp đỡ và xích lại gần nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế - văn hóa cũng như tăng cường an ninh, quốc phũng... Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, môi trường sinh thái, đặc biệt về quốc phũng và an ninh. Cỏc địa bàn giáp biên giới, sự sinh sống của đồng bào được xem là phên giậu của Tổ quốc để ngăn chặn tội phạm và các hành vi xâm nhập khác gây mất ổn định tỡnh hỡnh trong nước.

Tuy nhiên, địa bàn đồng bào dân tộc ít người sinh sống, gần khu vực Tam giác vàng nơi sản xuất ma túy lớn của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm ma túy hoạt động. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc ít người có phong tục trồng cây thuốc phiện. Hiện vẫn cũn nhiều đối tượng sống ở vùng sâu, vùng xa lén lút trồng để sử dụng hoặc để bán cho các đối tượng thu gom trong nước về ma túy.

Tuy sống xen kẽ nhưng mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào của mỗi dân tộc. Các dân tộc có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng được hỡnh thành từ lõu đời và đến nay phần lớn vẫn được gỡn giữ. Tuy nhiờn cũng cú khụng ớt những phong tục, tập quỏn mang tớnh hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ làm cản trở sự phát triển nói chung. Đó là do phần lớn đồng bào dân tộc ít người vẫn cũn nhiều hạn chế về kiến thức văn hóa, khoa học hiện đại. Nhiều vùng đồng bào vẫn tin có các lực lượng siêu nhiên ở trên trời thường xuyên tác động vào đời sống con người. Vỡ vậy, khụng ớt đồng bào dân tộc ít người tin thần thánh, và các thuật mê tín, dị đoan hơn các kiến giải khoa học về các sự việc, hiện tượng có ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào như khám chữa bệnh, phát triển sản xuất... Đây là tâm lý mà kẻ

xấu triệt để lợi dụng để tuyên truyền đạo trái phép và lợi dụng các tập tục như cài Ta leo, cấm cửa người lạ( Cài ta leo là hỡnh thức dựng những thanh nứa cài lại với nhau theo hỡnh ngụi sao cú 5 hoặc 7 cỏnh để trước cửa cấm người lạ vào nhà, nếu lỡ vào thỡ phải

chịu tục phạt trõu, rượi để làm vía cho chủ nhà). Để hoạt động phạm tội, gây rất nhiều

khó khăn cho lực lượng phũng chống tội phạm về ma túy nói riêng và lực lượng công an nói chung, tiếp cận để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhằm đấu tranh phũng, chống tội phạm cú hiệu quả.

Một nét đáng chú ý trong đời sống của một số dân tộc ít người ở vùng biên giới tỉnh Nghệ An (chủ yếu là dân tộc H’Mông) do tập quỏn, lối sống dũng họ nờn họ khụng cú khỏi niệm lónh thổ hành chớnh. Vỡ vậy, việc họ qua lại biờn giới trỏi phộp để thăm thân, gặp gỡ họ hàng họ cho là bỡnh thường. Phần lớn các dân tộc ít người ở các huyện biên giới cú họ hàng, dũng tộc sinh sống ở các nước láng giềng. Nhiều dân tộc cũn tỡnh trạng du canh, du cư, hoặc di dịch cư trái phép, kể cả di cư ra nước ngoài với nhiều lý do khác nhau. Tội phạm ma túy không bỏ lỡ đặc điểm này để thuê mướn, lôi kéo một bộ phận đồng bào tham gia hoạt động phạm tội như thuê vận chuyển qua biên giới, hoặc mua gom ma túy từ ngoài vào qua mỗi lần qua lại thăm thân... từ đó hỡnh thành nờn nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm về ma túy trong khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là những vấn đề khó khăn cho công tác quản lý nhân, hộ khẩu của các cấp các ngành và cũng như công tác phát hiện, điều tra tội phạm.

Trong những năm qua, tuy được sự đầu tư đáng kể của nhà nước cho chiến lược phát triển kinh tế - xó hội đối với các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói chung và đồng bào các dân tộc ít người ở các huyện biên giới nói riêng, Bộ mặt kinh tế - xó hội ở các huyện biên giới của tỉnh Nghệ An đó cú nhiều đổi mới so với trước đây, nhưng nhỡn chung tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội của các huyện biên giới cũn rất nhiều khú khăn, tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân chưa giảm đáng kể. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, thu nhập bỡnh quõn đầu người năm 2008 của tỉnh mới đạt 257,79 USD/người, chỉ số này chưa bằng một nửa chỉ số thu nhập bỡnh quõn của cả nước, có 3 huyện được xếp vào trong số 61 huyện nghèo nhất của cả Nước theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ là các huyện: Tương dương, Kỳ Sơn và Quế Phong. Kinh tế của đồng bào dân tộc ít người chưa phát triển, sản xuất vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Sản phẩm lao động chưa đủ trang

trải đời sống hàng ngày của bà con. Do kinh tế khó khăn cộng với trỡnh độ dân trí kém phát triển, hiểu biết pháp luật thấp nên không ít đồng bào dân tộc ít người đó xem vận chuyển, mua bỏn ma tỳy như một hoạt động kinh tế. Do vậy, trong những năm qua tỡnh trạng đồng bào các dân tộc ít người phạm tội về ma túy ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ lớn trong số tội phạm ma túy bị phát hiện, bắt giữ. Nhiều nơi hỡnh thành nờn xó hoặc bản phạm tội về ma tỳy như Bản Xốp Mạt- Tương Dương; bản Cầu Tám- Kỳ Sơn; Bản Mồng, Xó Châu Thôn- Quế Phong... Vỡ vậy, việc phỏt hiện điều tra tội phạm ma túy ở những địa bàn này chưa có các giải pháp mang tính khoa học, đồng bộ mà mới chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết vụ việc, điều đó đó làm cản trở cỏc mục tiờu phũng, chống ma tỳy đó đề ra.

Mặc dù được Nhà nước quan tâm về các mặt như y tế, giáo dục nhưng thực chất trỡnh độ nhận thức của đồng bào các dân tộc ít người ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An cũn rất hạn chế. Cụng tỏc chăm sóc y tế vẫn cũn chưa đầy đủ kịp thời... do vậy nhận thức của đồng bào về tác hại do tệ nạn ma túy gây ra cho xó hội chưa đầy đủ. Khi trong nhà có người bị ốm đau, do kém hiểu biết, hoặc do không có thuốc men chữa trị vẫn quen dùng ma túy để chữa bệnh... Đây là thói quen trong lối sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc ít người ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tội phạm ma túy tồn tại và phát triển (quan hệ cung - cầu). Trỡnh trạng nghiện ma tuý trong lứa tuổi thanh niờn, trung niên, những lao động chính trong gia đỡnh chiếm tỷ lệ cao 70% so với số đối tượng nghiện ma tuý, điều đó đó gõy ra sự bất ổn về an ninh trật tự và hạn chế rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn biên giới của tỉnh.

Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc ít người vốn có bản chất thật thà, sống chân thật, thẳng thắn... nên trong nhiều trường hợp các đối tượng người dân tộc ít người phạm tội do nhận thức sai lầm, hoặc do được thuê mướn thỡ khi bị phỏt hiện, bắt giữ họ đó thành khẩn khai bỏo tạo điều kiện cho lực lượng phũng, chống tội phạm ma tỳy bắt giữ bọn chủ mưu, cầm đầu. Mặc dù vậy số này rất ít.

Nghiên cứu về tỡnh hỡnh kinh tế- xó hội, địa bàn, dân cư thành phần dân tộc ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An, có thể rút ra một số đặc điểm liên quan đến công tác thực hành quyền công tố đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, đó là:

- Đa số đồng bào các huyện biên giới Có bản chất thật thà, ngay thẳng, một bộ phận đồng bào vẫn tin tưởng có thần linh, ma quỷ.

- Phần lớn đồng bào dân tộc ít người sinh sống ở khu vực biên giới Việt - Lào của tỉnh, nơi được coi là những điểm nóng của những đường dây hoạt động xuyên quốc gia của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Nói cách khác, địa bàn sinh sống của đồng bào biên giới thuận lợi cho tội phạm ma túy hoạt động.

- Là địa bàn có nhiều dân tộc ít người khác nhau sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, họ sống rải rác, đan xen trong từng vùng. Đường sá đi lại khó khăn, hệ thống thông tin, truyền thông phần lớn chưa được cung cấp tới các bản làng đồng bào dân tộc ít người. Cơ sở hạ tầng yếu kém cũng như một số phong tục lạc hậu của đồng bào gây không ít khó khăn trong công tác phũng, chống tội phạm ma tỳy.

- Trỡnh độ nhận thức về mọi mặt của đồng bào dân tộc ít người ở các huyện biên giới phía tây tỉnh Nghệ An cũn rất thấp, đời sống kinh tế khó khăn, tập quán lạc hậu trong sinh hoạt, sản xuất cũn nặng nề. Việc trồng cõy thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện tuy đó được giải quyết nhưng chưa triệt để.

- Nương rẫy sản xuất cỏch xa bản làng. Vỡ vậy đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt khác vùng đồng bằng.Thông thường đồng bào dân tộc ít người nơi đây đi làm nương rẫy về muộn, thậm chí đêm khuya, có khi nhiều ngày mới về nhà hoặc có khi sinh hoạt trên nương rẫy trong suốt vụ sản xuất.

- Do nhận thức hạn chế nờn ý thức phỏp luật và trỏch nhiệm cụng dõn chưa được đồng bào tôn trọng và thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)