Sửa đổi và giải thích việc áp dụng một số điều luật quy định trong BLHS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 96 - 98)

- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:

3.2.1.1. Sửa đổi và giải thích việc áp dụng một số điều luật quy định trong BLHS

BLHS

Bộ luật Hỡnh sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn một cách toàn diện, cụ thể để thống nhất áp dụng. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố và xử lý tội phạm ma tuý ở địa phương cho thấy có nhiều tỡnh tiết quy định trong BLHS năm 1999 phức tạp rất khó vận dụng trên thực tiễn. Một số tỡnh tiết tuy đó cú hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ hoặc không cũn phự hợp với những quy định mới của luật cần phải được giải thích một cách cụ thể, đầy đủ và đồng bộ, những tỡnh tiết, như:

+ Đối với Bộ luật Hỡnh sự năm 1999 (Chương XVIII- các tội phạm về ma tuý) chưa có khái niệm về tội phạm ma tuý, vỡ vậy cần nghiờn cứu đưa khái niệm tội phạm về ma tuý vào Bộ luật hỡnh sự. Trước xu thế hội nhập và phát triển của xó hội và yờu cầu hội nhập quốc tế đũi hỏi cỏc điều luật phải cụ thể, hợp lý, vỡ vậy cần cần nghiờn cứu xõy dựng cỏc điều luật mới đáp ứng yêu cầu thực tế xử lý tội phạm ma tuý. Điều 194 và Điều 195 gộp 4 hành vi: Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm

đoạt chất ma tuý vào một tội là không công bằng, cần phải cụ thể hoá mỗi hành vi

trong một điều luật hoặc chỉ gộp hành vi có tính chất, mức độ, tương đương với nhau ( Hành vi mua bán không thể ngang bằng hành vi vận chuyển hoặc hành vi tàng trữ). Nghị quyết 01 ngày 15/3/2001 của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “ Hướng dẫn áp dụng một số qui định của các điều 193,194 Bộ luật Hỡnh sự năm 1999”, vẫn để nguyên khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 193, 194 dẫn đến bất bỡnh đẳng trong điều luật người phạm tội thuộc khung hỡnh phạt của khoản 2 và khoản 3 sẽ bị xử phạt nặng hơn so với trọng lượng chất ma tuý tăng tương xứng ở khoản 4. Do đó cần phải dón khoảng cỏch, khung hỡnh phạt của khoản 2, khoản 3 cho tương xứng để Bỡnh đẳng với khoản 4. Đối với tội tàng trữ, vận chuyển và chiếm đoạt chất ma tuý nờn giảm mức hỡnh phạt và khung hỡnh phạt cao nhất của 3 tội này chỉ nờn để ở mức chung thân.

+ Trong thực tế, việc áp dụng Điều 192 Tội trồng cõy cú chất ma tuý để xử lý người phạm tội là rất khó, chưa đảm bảo tính khả thi, bởi lẽ, để thoả món 3 điều kiện: Đó được giáo dục nhiều lần, Đó được tạođiều kiện để ổn định cuộc sống, Đó bị xử phạt hành chớnh về hành vi này như trong qui định trong điều luật là rất khú, vỡ việc giỏo dục nhiều lần đối với đồng bào vùng cao vô cùng gian nan, có khi cán bộ đi từ 5 đến 7 lần mà không gặp được người cần giáo dục. Bên cạnh đó chương trỡnh của Chớnh phủ hỗ trợ đồng bào vùng cao trồng rừng, cây ăn quả phát triển kinh tế, chưa thật sự hiệu quả. Đồng bào sản xuất ra sản phẩm nhưng do không có đường giao thông để vận chuyển sản phẩm và không có thị trường tiêu thụ nên đại đa số đồng bào rất khó khăn, vỡ vậy trong trường hợp có người trồng cây thuốc phiện, để xử lý đối với tội này là rất khó, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Trong một số vụ án do tội phạm ma tuý gõy ra, ngoài cỏc thiệt hại về tớnh mạng, sức khỏe và tài sản thỡ thực tiễn cho thấy cú thể cũn cú hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự và an toàn xó hội... Trong cỏc trường hợp này, phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

+ Đối với hỡnh phạt tiền qui định trong các điều luật về tội phạm ma tuý nói chung chưa hợp lý (Điều 193, điều 194 tối đa đến 500.000.000 đồng) do chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng, nên có nơi Toà án xử cũn tuỳ tiện, chưa phù hợp thực tiễn. Trong nhiều trường hợp khi ra quyết định áp dụng hỡnh phạt bổ sung là phạt tiền, Toà án chưa căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế cụ thể của bị cáo, nên khi quyết định phạt tiền không mang tính khả thi, không có khả năng thi hành án, buộc các cơ quan pháp luật lại phải xem xét để miễn, giảm hỡnh phạt tiền, theo qui định tại thông tư liên tịch số 02/2005 của Bộ tư pháp- Bộ công an- TANDTC-VKSNTC, do vậy làm phức tạp, tốn kém thêm thời gian và tiền của cho hoạt động này. Vỡ vậy cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng hỡnh phạt tiền của Toà án khi xét xử đảm bảo tính khả thi.

+ Về tỡnh tiết giảm nhẹ cho bị can, bị cáo theo qui định tại điểm p, khoản 1, điều 46 BLHS, qui định tỡnh tiết Thành khẩn khai báo là một tỡnh tiết giảm nhẹ, nhưng trên thực tế bị can, bị cáo thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mỡnh và đồng bọn, giúp cơ quan điều tra khám phá ra đường dây tội phạm, nhưng khi Toà án áp dụng hỡnh phạt họ vẫn phải chịu hỡnh phạt cao, điều đó gây bức xúc cho bị can, bị cáo cũng như thân nhân của họ, tạo tâm lý và ảnh hưởng không tốt, thiếu sự hợp tác của họ trong cuộc đấu tranh phũng chống tội phạm ma tuý. Vỡ vậy cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo sự công bằng trong xử lý hành vi phạm tội về ma tuý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)