Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 30 - 33)

Việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Khác với các văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước khác, văn bản áp dụng pháp luật của VKSND trong thực hành quyền công tố các vụ án hình sự về ma tuý là lệnh, quyết định, quyết định không phê chuẩn, quyết định phê chuẩn buộc cơ quan điều tra phải thi hành và tổ chức thực hiện nghiêm minh. Giám sát việc thực hiện các văn bản áp dụng pháp luật của VKSND đối với toàn bộ hoạt động điều tra, hoạt động xét xử vừa là chức năng, vừa là nhiệm vụ của ngành kiểm sát đã được pháp luật quy định chặt chẽ và đầy đủ. Đó là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định của VKSND được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Sau khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND để Viện kiểm sát thực hiện chức năng truy tố bị can theo quy định của

pháp luật. Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can ra trước Tòa án bằng một bản cáo trạng hoặc những quyết định truy tố khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

VKS ra quyết định truy tố bằng một bản cáo trạng (nếu vụ án không phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ) là giai đoạn cuối cùng của công tác thực hành quyền công tố các vụ án hình sự của VKSND.

Điều 166 BLTTHS năm 2003 quy định trong thời hạn hai mươi ngày, đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định sau:

- Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong các quyết định trên, VKS phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết, phải giao cáo trạng, quyết định cho bị can.

Sau khi nhận hồ sơ vụ án; VKS có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam được áp dụng theo quy định chung của BLTTHS năm 2003.

Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, VKS phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án để Tòa án thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.

Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, VKS ra ngay quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền xử lý. Như vậy:

Bản cáo trạng của VKS là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm, thái độ của cơ quan kiểm sát đối với người phạm tội và toàn bộ vụ án hình sự. Do đó nội dung của bản cáo

trạng phải thể hiện rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 167 BLTTHS năm 2003.

Mặc dù Luật tổ chức viện kiểm sát năm 2002 không qui định một chương riêng về hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn quyết định việc truy tố, nhưng trên cơ sở lý luận về các giai đoạn tố tụng hỡnh sự, cỏc qui định cụ thể của bộ luật Tố Tụng hỡnh sự cho phộp xỏc định giai đoạn quyết định việc truy tố nằm trong giai đoạn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hỡnh sự. Khi cơ quan điều tra kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ cho viện kiểm sát đề nghị tuy tố thỡ trong thời gian được qui định tại khoản 1 điều 166 BLTTHS nếu có đủ dấu hiệu phạm tội VKSND phải quyết định truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng. Như vậy, khi VKSND hoàn thành bản cáo trạng, đó là giai đoạn kết thúc quá trỡnh thực hành quyền cụng tố, kiểm sỏt điều tra các vụ án hỡnh sự, đồng thời chyển sang một giai đoạn tố tụng mới: Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hỡnh sự núi chung, ỏn ma tuý núi riờng. Đường lối truy tố đối với các tội phạm về ma tuý phải dựa trờn quan điểm: Việc truy tố phải dẫn đến Toà án tuyên bằng một hỡnh phạt tự đối với người thực hiện hành vi phạm tội và phải được dư luận quần chúng đồng tỡnh( kiểm nghiệm xó hội). Nếu không đảm bảo hai yêu cầu trên thỡ kiờn quyết khụng ra quyết định truy tố.

+ Thực hành quyền công tố của VKSND đối với ỏn ma tuý trong giai đoạn xét xử, theo quy định của điều 16, 17- Luật Tổ chức VKSND năm 2002, điều 195, 196, 206 BLTTHS Năm 2003, đó là: Đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát để truy tố người có hành vi phạm tội tại phiên toà và bảo vệ quan điểm của cơ quan kiểm sát được trỡnh bày trong bản cỏo trạng, kiểm sỏt việc tuõn theo phỏp luật của Hội đồng xét xử về các trỡnh tự thủ tục tại phiờn toà và thành phần của Hội đồng xét xử, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng khác như bị cáo, người làm chứng, người liên quan, người giám định, người phiên dịch, luật sư, người bào chữa … trỡnh bày bản luận tội, tranh luận tại phiên toà với luật sư, người bào chữa, bị cáo, nếu các bên đưa ra các quan điểm trái với quyết định truy tố của Viện kiểm sát, thông qua đú làm rừ hành vi phạm tội của bị cỏo, viện dẫn điều luật về hành vi phạm tội của bị cáo, làm rừ cỏc tỡnh tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với bị cáo, đề xuất với Hội đồng xột xử ỏp dụng phỏp luật và hỡnh phạt tương xứng với mức độ và hành vi phạm tội của bị cáo đó gõy ra. Ngoài ra, Kiểm sát viên tham gia phiên toà cũn cú trỏch

nhiệm bỏo cỏo kịp thời với lónh đạo VKSND quản lý trực tiếp, nếu tại phiờn toà xột thấy bị cáo không có hành vi phạm tội để VKSND rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Toà án chỉ được xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Thực hiện việc kiểm sát biên bản phiên toà để phát hiện sai sót, cú hỡnh thức kiến nghị, khỏng nghị kịp thời, đảm bảo cho quỏ trỡnh xột xử của Toà ỏn nghiờm minh, kịp thời, đúng pháp luật.

Việc tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật đã ban hành là giai đoạn cuối của quá trình áp dụng pháp luật, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi một quyết định áp dụng pháp luật sau khi ban hành mà không được thi hành trên thực tế thì cũng đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa pháp luật, vô hiệu hóa cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, gây tổn hại nghiêm trọng đến pháp chế XHCN. Các quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự về ma tuý đã được BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003 quy định chặt chẽ và đầy đủ. Việc thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đảm bảo cho quá trình giải quyết những vụ án hình sự đúng theo quy định của pháp luật; đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)