Nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 73 - 80)

- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:

2.3.1. Nguyên nhân tồn tạ

Thứ nhất, hệ thống pháp luật có liên quan đến việc xử lý tội phạm về ma tuý

chưa thống nhất, chồng chéo, thiếu đầy đủ và chưa cụ thể:

- BLHS năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 quy định về tội phạm ma tuý tại chương XVIII đó cú sự tiến bộ vượt bậc, có sự thay đổi về chất nên tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp trong việc áp dụng pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác điều tra và xử lý đối với loại tội phạm này. Song qua họat động thực tiễn sau khi BLHS có hiệu lực chúng tôi thấy có rất nhiều vướng mắc và bất cập mà các ngành tư pháp ở Trung ương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng để tạo sự thống nhất và chớnh xỏc trong quỏ trỡnh thực hành quyền cụng tố ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm ma tuý. Một số vấn đề chưa có sự nhận thức thống nhất các

qui định của pháp luật trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý, đó là:

- Về việc định tội danh: Những vướng mắc về tội danh chủ yếu trập trung vào các tội Tổ chức sử dụng trỏi phộp chất ma tuý (Điều 197) Chứa chấp việc sử dụng trỏi phộp chất ma tuý (Điều 198). Mặc dù các văn bản hướng dẫn đó mô tả hành vi khách quan của các tội danh này, nhưng chưa đưa ra được dấu hiệu đặc trưng để phân biệt cho từng tội danh cụ thể, trong khi đó về mặt khách quan tội phạm của các tội nói trên lại có những điểm giống nhau về hành vi, như dấu hiệu về

địa điểm trong tội tổ chức sử dụng trỏi phộp chất ma tuý, với tội chứa chấp việc sử

dụng trỏi phộp chất ma tuý. dấu hiệu rủ rê lôi kéo trong tội tổ chức sử dụng trỏi phộp chất ma tuý và tội Cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, nên cùng một hành vi như nhau, nhưng nơi này truy tố về tội tổ chức sử dụng trỏi phộp chất ma tuý, nơi khác lại truy tố về tội chứa chấp việc sử dụng trỏi phộp chất ma tuý.

- Đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194). Thực chất đây là một điều luật ghép của các tội được qui định trong BLHS 1985 (sửa đổi), nên khi áp dụng pháp luật để giải quyết những trường hợp cụ thể trong thực tiễn nhận thức chưa có sự thống nhất, khi đối tượng thực hiện một trong hai hành vi qui định trong điều luật, có nơi khởi tố, truy tố về tội danh đầy đủ, có nơi chỉ khởi tố, truy tố về tội danh tương ứng. Việc xử phạt cũng ỏp dụng mức hỡnh phạt như nhau, nờn việc phõn hoỏ hành vi nguy hiểm cho xó hội của bị can, bị cỏo chưa đảm bảo sự công bằng trong BLHS.

- Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên và Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra các vụ án về ma tuý:

Theo qui định của điều 37 BLTTHS qui định Kiểm sát viên có 8 nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án về ma tuý, trong đó có việc Đề ra yêu cầu điều tra vỡ ỏn ma tuý chủ yếu là ỏn truy xét, nên việc đề ra yêu cầu điều tra trong quá trỡnh kiểm sỏt điều tra là việc làm rất quan trọng, tuy nhiên trong một số vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra không chấp nhận, vỡ cho rằng Viện kiểm sát không phải là cơ quan chỉ đạo việc điều tra, việc chỉ đạo điều tra là do nghiệp vụ của

Cảnh sát điều tra thực hiện, vỡ vậy trong quỏ trỡnh kiểm sỏt điều tra phát hiện Điều tra viên bỏ lọt tội phạm hoặc thiếu chứng cứ, thủ tục tố tụng,Kiểm sát viên đó trao đổi nhưng Điều tra viên không thực hiện, sau khi viện dẫn điều luật và ban hành văn bản thỡ Cơ quan điều tra mới chấp nhận, vỡ vậy ảnh hưởng đến quá trỡnh giải quyết vụ ỏn. - Về việc bảo vệ và thanh toán chi phí cho người làm chứng: Theo qui định tại điểm 3, điểm 4 điều 55 BLTTHS qui định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, do án ma tuý là ỏn cú nhiều bị can, nhiều vụ ỏn bị can cú quan hệ huyết thống với nhau và tổ chức phạm tội mang tính chuyên nghiệp cao. Nên người làm chứng có tõm lý sợ bị trả thự khi họ thực hiện nghĩa vụ người làm chứng theo luật định, mà trong điều kiện hiện nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đủ điều kiện thực hiện việc bảo vệ sự an toàn cho họ, nên việc yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ rất khó hoặc có những tỡnh tiết họ biết, nhưng họ khai là không biết, điều đó phần nào gây khó khăn cho việc xác định sự thật khách quan vụ án.

Khi người làm chứng tham gia tố tụng thỡ việc bố trớ nơi ăn, nghỉ tại cơ quan tiến hành tố tụng chưa có chế độ qui định cụ thể, chưa đưa ra mức chi trả thống nhất, cũn tuỳ thuộc vào sự vận dụng của từng địa phương, đơn vị, bởi vậy rất khó khăn cho bản thân người làm chứng và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trỡnh giải quyết ỏn hỡnh sự núi chung và ỏn ma tuý núi riờng.

- Về người phiên dịch trong cỏc vụ ỏn ma tuý: Án ma tuý thường xảy ra ở địa bàn các huyên miền núi, chủ yếu nơi có đồng bào các dân tộc ít người sinh sống, nên số người phạm tội là người dân tộc ít người chiếm tỷ lệ cao, do đó trong vụ án ma tuý là bị can là người dân tộc thỡ việc tỡm người phiên dịch rất khó khăn, do thiếu người phiên dịch nên cơ quan Điều tra sử dụng điều tra viên hoặc cán bộ công an làm người phiên dịch, việc sử dụng người phiên dịch như vậy chưa thật sự đảm bảo về tính khách quan, trong trường hợp này cần phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo, nếu họ đồng ý thỡ mới được tiến hành phiên dịch.

Trong trường hợp bị can nghe và nói được tiếng Việt, nhưng không biết viết, đến khi ra trước phiên toà mới trỡnh bày với Hội đồng xét xử là mỡnh khụng biết hết tiếng phổ thông, bởi vậy rất khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi giải quyết vụ án, và ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng.

Hiện nay người phiên dịch biết tiếng Việt, nhưng không có kiến thức pháp lý, nờn sự đảm bảo cho việc dịch thuật chưa có hiệu lực cao, mức thù lao cho người phiên dịch theo qui định hiện nay không cũn phự hợp, bởi vậy rất khú khăn trong việc thuê họ làm phiên dịch.

Cần cú sự thống nhất trong nhận thức về thuật ngữ phỏp lý, thế nào là chứng

cứ quan trọng thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng để hạn chế việc trả

hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, làm ảnh hưởng đến quá trỡnh giải quyết vụ ỏn.

Về kết luận giám định tang vật trong các vụ án về ma tuý là thủ tục tố tụng hết sức quan trọng trong quỏ trỡnh giải quyết vụ án, nhưng trong BLTTHS, pháp lệnh giám định tư pháp, và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 cũng như thông tư liên tịch số17/2007/TTLT- BCA- VKSNDTC- TANDTC- BTP ngày 24/12/2007 chưa hướng dẫn cụ thể việc thu giữ vật chứng, thủ tục mở niêm phong, lấy mẫu giám định, chưa có sự thống nhất trong việc kết luận giám định, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trỡnh giải quyết vụ ỏn.

Về hỡnh phạt bổ sung là phạt tiền, một số điều luật về tội phạm ma tuý qui định ngoài hỡnh phạt chớnh cũn cú hỡnh phạt bổ sung là hỡnh phạt tiền, nhưng việc áp dụng chưa có sự thống nhất, cùng một hành vi nơi này thỡ tuyờn phạt tiền, nơi khác lại không tuyên phạt tiền, hoặc tuyên phạt nhiều ít khác nhau, theo quan điểm của chúng tôi cần có hướng dẫn cụ thể để tránh việc Toà án tuyên phạt mang tính chất tuỳ nghi như hiện nay, gây khó khăn cho việc áp dụng hỡnh phạt và khó khăn cho việc thi hành án.

Thứ hai, năng lực, trỡnh độ của một số cán bộ, kiểm sát viên trong giai đoạn hiện nay vẫn cũn hạn chế.

Một số cán bộ, kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ thực hành quyền công tố, thực hành quyền công tố các vụ án hỡnh sự chưa thực sự quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị 53, Nghị quyết 48, 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cũng như Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chưa thực hiện đầy đủ chức năng thực hành quyền công tố và hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án hỡnh sự núi chung, ỏn ma tuý núi riêng mà Bộ luật TTHS, Luật tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân đó quy định. Chưa nhận thức đúng vị trí, vai trũ của viện kiểm sỏt nhõn dõn trong TTHS.

Nhỡn chung về trỡnh độ lý luận chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố đó được nâng cao, nhưng năng lực thực tế cũn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Một số kiểm sát viên do không được đào tạo cơ bản và không chịu học tập nâng cao năng lực nghiệp vụ, nên chưa nắm vững quy định của Bộ luật TTHS, BLHS và các văn bản hướng dẫn nên việc vận dụng pháp luật giải quyết vụ án, thao tác nghiệp vụ cũn lỳng tỳng, yếu cả về lý luận, phương pháp đánh giá chứng cứ, quy kết tội danh, để đề xuất lónh đạo đường lối xử lý, phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra, quyết định truy tố và đường lối xét xử cũng như việc tham mưu đề xuất lónh đạo kiến nghị, kháng nghị những thiếu sót, vi phạm của cơ quan điều tra và khắc phục nguyên nhân nảy sinh tội phạm. Chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố một số vụ án do tội phạm ma tuý gây ra chưa cao, chưa chủ động tích cực trong hoạt động thực hành quyền công tố, chưa nghiên cứu tổng hợp khách quan tất cả các tỡnh tiết buộc tội, tỡnh tiết gỡ tội mà chỉ thỏa món với bản kết luận điều tra. Chưa thực hiện tốt việc lập hồ sơ kiểm sát theo đúng Quyết định số 24 ngày 6/8/1993 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Việc trích hồ sơ chưa phản ánh đúng và đầy đủ diễn biến lời khai của bị can, bị cáo, nhân chứng… Hồ sơ kiểm sát chưa phản ánh được đầy đủ nội dung chủ yếu của vụ án, nhiều hồ sơ kiểm sát chưa thể hiện và phản ánh rừ hoạt động của kiểm sát viên trong quá trỡnh điều tra vụ án hỡnh sự và cỏc ý kiến chỉ đạo của các cấp lónh đạo khi giải quyết án. Khi duy trỡ cụng tố tại phiờn toà, kiểm sỏt viờn cũn thụ động trong tranh tụng, hạn chế đến quyền năng của viện kiểm sát nhân dân. Cũn biểu hiện hữu khuynh, khi phỏt hiện cú những sai phạm, vi phạm của cơ quan điều tra và một số cơ quan khác được giao thẩm quyền thực hiện hoạt động điều tra đó khụng bỏo cỏo đề nghị lónh đạo kháng nghị, kiến nghị khắc phục kịp thời.

Thứ ba, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác tổ chức- cán bộ chưa thực sự khoa học và đi vào nề nếp.

- Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hỡnh sự đó được Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 120/2004/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2004 nhưng vẫn nặng về nhắc lại các quy định của Bộ luật TTHS và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chưa thể hiện được quy trỡnh tỏc nghiệp kiểm sỏt việc tuõn theo phỏp luật trong mỗi khõu cụng tỏc.

- Công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, xét xử cỏc vụ ỏn hỡnh sự được xem là một trong những mặt công tác trọng yếu của ngành Kiểm sát nhân dân, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một công trỡnh khoa học nào tổng kết rỳt kinh nghiệm từ đó xây dựng thành lý luận và đề ra phương pháp tác nghiệp một cách khoa học đối với thực hành quyền công tố và hoạt động thực hành quyền công tố nói chung, đối với từng loại ỏn hỡnh sự núi riờng.

- Về cụng tỏc tổ chức - cỏn bộ ở một số viện kiểm sỏt nhõn dõn huyện, thị xó chưa thực hiện tốt. Việc phân công trong các khâu kiểm sát hỡnh sự chưa bảo đảm tính thống nhất và có sự phối kết hợp chặt chẽ, không mang tính chuyên sâu mà thường xuyên thay đổi, việc phân công nhiệm vụ, không mang tính ổn định, có đơn vị 6 tháng phân công chuyển nhiệm vụ công tác một lần. Công tác phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị, giữa cấp trên, cấp dưới có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, chặt chẽ. Về biên chế cán bộ vừa thiếu, lại không cân đối giữa khối lượng công việc với lực lượng cán bộ hiện có dẫn đến tỡnh trạng quỏ tải ở một số đơn vị thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố. Số cán bộ, kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát án hỡnh sự, trong đó có công tác thực hành quyền công tố các vụ án ma tuý chỉ chiếm khoảng 30% so với lực lượng cán bộ của nghành.

Thứ tư, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát nhân

dân trong hoạt động điều tra tội phạm ma tuý có khi cũn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ.

- Bộ luật TTHS và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân là những cơ sở pháp lý quan trọng đối với hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hỡnh sự, thực hành quyền cụng tố cỏc vụ ỏn ma tuý nói riêng nhưng qua hai luật này chưa thể hiện được cơ chế hoạt động phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong hoạt động điều tra cụ thể. Theo luật quy định thỡ một số yờu cầu của viện kiểm sỏt trong hoạt động điều tra thỡ cơ quan điều tra phải chấp hành thực

hiện. Song một số trường hợp cơ quan điều tra không thực hiện, nhưng vẫn không có chế tài cụ thể để xử lý. Nhiều chế định thể hiện quyền hạn và nhiệm vụ của viện kiểm sỏt nhõn dõn trong tố tụng hỡnh sự cũn chung chung, quyền hạn của kiểm sỏt viờn như thế nào và đến đâu chưa được cụ thể dẫn đến khó vận dụng thực hiện trên thực tế.

- Công tác quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động điều tra và làm rừ tội phạm hỡnh sự rất quan trọng và phức tạp. Để đáp ứng được những đũi hỏi đó ngày 7/9/2005 Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phũng đó ban hành thụng tư liên tịch số 05/2005/TTLT- VKSTC-BCA-BQP về quy chế phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2003. Việc ban hành thông tư liên tịch trên đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hỡnh sự núi chung, cỏc vụ ỏn ma tuý nói riêng. Tuy nhiên, các quy định trong thông tư trên vẫn cũn cú một số điểm chưa đầy đủ nên cũng hạn chế không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát.

Thứ năm, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và đời sống của cán bộ, kiểm sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)