- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:
2.3.2.6. Kinh nghiệm hỏi cung lấy lời khai bị can; kinh nghiệm phối hợp
với Cơ quan điều tra,Điều tra viên để chuẩn bị kết thúc vụ án
Tại khoản 1 điều 131 BLTTHS qui định: Trước khi hỏi cung lần đầu, Điều tra viên đọc quyết định khởi tố bị can và giải thớch cho bị can rừ quyền lợi và nghĩa vụ theo qui định tại điều 49 BLTTHS.
Tại khoản 2 điều 57 BLTTHS qui định: Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội theo khung hỡnh phạt cú mức ỏn cao nhất là tử hỡnh, bị can, bị cỏo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thỡ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phũng luật sư cử người bào chữa cho họ. Trong khi chưa có hướng dẫn về bào chữa, trước hết các Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm túc theo nghị quyết 04 ngày 5/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, trong trường hợp bị can không mời người bào chữa hoặc người bào chữa không đến dự thỡ Điều tra viên vẫn tiến hành hỏi cung bị can, nhưng phải thể hiện việc đó bằng văn bản lưu trong hồ sơ vụ án để đảm bảo thủ tục tố tụng chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật.
Việc hỏi cung, lấy lời khai đối với bị can là người nước ngoài, người dân tộc ít người, người câm điếc, nhất thiết phải có người phiên dịch, trong mọi trường hợp Điều tra viên, Kiểm sát viên phải sử dụng tiếng nói và chữ viết là tiếng Việt suốt trong quỏ trỡnh tiến hành tố tụng.
Cỏc biờn bản hỏi cung, biờn bản ghi lời khai phải làm rừ được các yếu tố cấu thành tội phạm, đặc biệt là ý thức chủ quan của tội phạm, trỏnh trỡnh trạng cú hành vi của tội phạm, nhưng người thực hiện hành vi không có lỗi, ví dụ: họ không biết đó là ma tuý, nờn khụng xử lý được. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thỡ điều tra viên cùng ký xỏc nhận vào lời khai đó theo qui định tại khoản 2 điều 132 BLTTHS.
Khi thời hạn điều tra cũn khoảng 1 thỏng, Kiểm sỏt viờn và Điều tra viên phải rà soát lại toàn bộ chứng cứ và thủ tục tố tụng của vụ án và từng bị can, kịp thời phát hiện những thiếu sót để bổ sung cho hoàn chỉnh, không để trỡnh trạng để hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát mới phát hiện, tránh trỡnh trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung kéo dài thời gian giải quyết vụn án.
Đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng là án truy xét, Kiểm sát viên phải kết hợp với Điều tra viên phải hỏi một bản tổng cung. Bản cung này vừa tổng hợp lại toàn bộ hành vi phạm tội của bị can, vừa cú ý nghĩa như một bản phúc cung để kiểm tra lại các bản cung điều tra viên thu thập trước đó, nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện, chính xác, trỏnh trỡnh trạng bị can phản cung sau này. Trước khi hỏi cung Kiểm sát viên phải chuẩn bị kế hoạch và nội dung cần hỏi, kế hoạch phải cụ thể, rừ ràng, đáp ứng được yêu cầu của một bản cung tổng hợp, đồng thời làm rừ cỏc nội dung trong cỏc lời khai cũn mõu thuẫn trước đó. Mặt khác, Kiểm sát viên và Điều tra viên phải có sự phối hợp chặt chẽ rà soát lại vụ án để thống nhất việc truy tố từng bị can, điều luật áp dụng, việc tách, nhập vụ án để xử lý. Trong giai đoạn này, Kiểm sỏt viờn cũng phải hết sức chỳ ý phối hợp tốt với Điều tra viên kiểm tra lại việc xử lý án có đặc tỡnh trong cỏc vụ ỏn về ma tuý, đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ và đúng theo qui định của tố tụng hỡnh sự. Để theo dừi thời hạn tạm giam và thời hạn điều ta một cách khoa học, Kiểm sát viên phải lập bảng kiểm sát điều tra, trong đó phải thể hiện được tên vụ án, ngày khởi tố, tên bị can, ngày tạm giam, thời hạn tạm giam, các lần gia hạn tạm giam, hành vi phạm tội, kết quả xử lý.Trong trường hợp cần tách vụ án để điều tra mà không làm ảnh hưởng đến quá trỡnh xột xử thỡ Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo qui định của BLTTHS. Trường hợp cần xử lý vụ án một cách triệt để, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phũng chống tội phạm và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương thỡ cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc nhập vụ án để điều tra theo qui định của BLTTHS.
Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp thỡ sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Điều tra viên với Viện kiểm sát và Kiểm sát viên là việc làm hết sức quan trọng, nhằm giải quyết kịp thời, chính xác vụ án, không để lọt tội phạm và điều tra,
truy tố oan sai. Trong các vụ án phức tạp đũi hỏi phải cú sự chỉ đạo sát sao của lónh đạo hai cơ quan, do vậy Kiểm sát viên cũng như Điều tra viên phải có phải có báo cáo đề xuất kịp thời những vướng mắc trong qúa trỡnh giải quyết vụ ỏn để lónh đạo cơ quan mỡnh cú hướng chỉ đạo giải quyết, trong trường hợp cần thiết thỡ giữa lónh đạo hai cơ quan có sự trao đổi, tỡm ra biện phỏp và phương hướng giải quyết những vấn đề cũn vướng mắc trong vụ án trên cơ sở của pháp luật qui định. Trong quỏ trỡnh Điều tra, truy tố, xét xử, Kiểm sát viên cần đặc biệt chú ý:
Bị can, bị cáo phạm tội ma tuý, đặc biệt là các tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý thường khai báo không thành khẩn, chỉ khai là phạm tội lần đầu, nhận tội nhẹ hơn hoặc chối tội.Vì vậy khi tiến hành hỏi cung bị can, kiểm sát viên được phân công phụ trách hồ sơ vụ án phải xem các bản cung mà bị can khai có thể hiện được tính chất hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị can đã gây ra không? thủ đoạn phạm tội của các bị can được thể hiện như thế nào, vai trò của từng cá nhân (trong trường hợp phạm tội có tổ chức) mối quan hệ giữa các bị can với nhau, làm rõ đường dây buôn bán, vận chuyển, cách thức liên lạc giữa bọn buôn bán, vận chuyển với bọn tiêu thụ ma tuý, phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma tuý, các vấn đề cần khai thác mở rộng vụ án… Đối với những tên cầm đầu, có kinh nghiệm trong hoạt động tội phạm ma tuý, những tên có tiền án, tiền sự, những tên tái phạm nguy hiểm về ma tuý, khi lấy lời khai kiểm sát viên phải hết sức thận trọng, chọn câu hỏi phù hợp, sắc bén, kiên quyết đấu tranh để làm rõ hành vi phạm tội của chúng, không để chúng khai báo nhằm đánh lạc hướng cơ quan tiến hành tố tụng.