nhân dân đối với án ma tuý
Đảm bảo, hiểu theo nghĩa chung nhất là: để thực hiện một cách chắc chắn công việc được giao. Thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý là một hoạt động tác động nhiều mặt đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, xó hội, đến các quyền cơ bản của công dân. Để đảm bảo thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý phải đáp ứng được các đảm bảo sau đây:
1.3.2.1. Đảm bảo về mặt pháp lý trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý
Thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý là hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhà nước trao quyền cho VKSND để thay mặt nhà nước trừng trị hành vi nguy hiểm cho xó hội bị coi là tội phạm, hành vi và tội phạm ma tuý được qui định trong Chương XVIII của Bộ Luật Hỡnh sự năm 1999 (từ Điều 192 đến điều 201).
Cơ sở để thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý là Bộ Luật Hỡnh sự năm 1999, Bộ Luật Tố Tụng Hỡnh Sự năm 2003, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Bộ Luật Hỡnh Sự năm 1999 là văn bản pháp lý duy nhất có hiệu lực cao, qui định về tội phạm và hỡnh phạt đối với người phạm tội, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hành quyền cụng tố đối với các loại tội phạm hỡnh sự núi chung, tội phạm ma tuý núi riờng. Thực hành quyền cụng tố đối với tội phạm ma tuý là chức năng và nhiện vụ của VKSND nhằm bảo vệ các lợi ích của nhà nước và xó hội bởi tội phạm ma tuý,
nhằm giữ vững an ninh chớnh trị, trật tự an toàn xó hội, ngăn chặn, hạn chế và tiến tới đẩy lùi các nguy cơ tội phạm ma tuý gây ra trong đời sống cộng đồng.
Bộ luật Tố Tụng Hỡnh Sự năm 2003 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 là Luật qui định mọi vấn đề liên quan về thẩm quyền, trỡnh tự, thủ tục thực hành quyền cụng tố của VKSND đối với án hỡnh Sự núi chung, ỏn ma tuý núi riờng, đây là cơ sở pháp lý có hiệu lực cao nhất, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của VKSND trong thực hành quyền công tố đối với tội phạm ma tuý, đảm bảo yêu cầu hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo trỡnh tự, thủ tục trong quỏ trỡnh thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đối với án ma tuý của VKSND.
Ngoài những Bộ Luật kể trên các văn bản khác như chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản của các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trung ương cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để VKSND áp dụng trong quỏ trỡnh thực hành quyền cụng tố của VKSND đối với án ma tuý.
Những văn bản pháp lý nêu trên là cơ sở quan trọng để hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý đảm bảo đúng thẩm quyền, đỳng trỡnh tự thủ tục, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan, sai trong việc xử lý đối với tội phạm hỡnh sự núi chung, tội phạm ma tuý núi riờng, nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt nam hiện nay.
Để hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND mang lại hiệu quả mong muốn, trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, rừ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực hiện, đặc biệt là pháp luật Hỡnh Sự và Tố Tụng Hỡnh Sự, bởi vậy, trong điều kiện hiện nay các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật cần xem xét loại bỏ các qui định đó lỗi thời, khụng cũn phự hợp với yêu cầu đấu tranh phũng chống tội phạm ma tuý, bổ sung các qui định mới phù hợp với tỡnh hỡnh tội phạm ma tuý trong giai đoạn hiện nay và có tính đến các yếu tố tội phạm mới sẽ nảy sinh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, khi nước ta hội nhập khu vực và quốc tế.
1.3.2.2. Đảm bảo về tổ chức bộ máy và chủ thể hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý
Để hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND đối với các vụ án hỡnh sự núi chung và ỏn ma tuý núi riờng cú chất lượng và hiệu quả, việc kiện toàn tổ chức bộ mỏy
làm việc cú vai trũ và ý nghĩa hết sức quan trọng, nú là điều kiện quyết định đến toàn bộ quỏ trỡnh hoạt động của nghành KSND theo qui định của pháp luật. Nói đến tổ chức bộ máy thực hành quyền công tố là nói đến con người cụ thể, là chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo luật định. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đó căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém” [16].
Cùng với việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng, trong những năm qua công tác tổ chức cán bộ của nghành kiểm sát nhân dân đó cú nhiều tiến bộ rừ rệt, gúp phần nõng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên trong công tác tổ chức và bộ máy của nghành KSND cũng cũn nhiều bất cập như: Công tác tổ chức và bộ máy chậm được kiện toàn và đổi mới, việc sắp xếp cán bộ có nơi, có lúc chưa hợp lý, bởi vậy chưa phát huy được năng lực và sở trường của cán bộ, KSV, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có làm, nhưng chưa chuyên sâu, công tác qui hoạch, đề bạt và bổ nhiệm có lúc thực hiện chưa mang tính khoa học và thực tiễn, do vậy có một số cán bộ sau khi được đề bạt, bổ nhiệm không đáp ứng được yêu cầu do trỡnh độ, năng lực, nhất là năng lực quản lý cũn hạn chế.
Để đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND có chất lượng, hiệu quả yêu cầu nghành KSND cần đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần luật tổ chức VKSND năm 2002, thực hiện quyền hạn và trách nhiệm, thao tác nghiệp vụ theo đúng qui định của BLTTHS năm 2003, kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ biên chế về số lượng và chất lượng. Về lâu dài, cần nghiên cứa đổi mới tổ chức của nghành kiểm sát theo mụ hỡnh viện công tố, theo mụ hỡnh này Viện cụng tố chỉ đạo hoạt động điều tra, nhằm tăng quyền lực thật sự cho cơ quan công tố. Theo pháp luật hiện hành, mặc dù VKSND đó được pháp luật trao nhiều quyền hạn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, song trên thực tế về cơ bản, KSV vẫn phải chạy theo ĐTV trong quá trỡnh thực hành quyền công tố đối với các vụ án hỡnh sự.
Thực hiện chương trỡnh cải cỏch tư pháp theo nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị, tiến tới xây dựng mô hỡnh tổ chức của VKSND phự hợp với mụ hỡnh tổ chức của Toà ỏn.
Quỏ trỡnh thực hiện kiện toàn tổ chức, bộ máy phải quán triệt tinh thần và phù hợp các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đó đề ra. Qua đó phải luôn nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất, đạo đức, trỡnh độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, KSV. Bồi dưỡng,giáo dục để mỗi cán bộ, KSV nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mỡnh trong hoạt động thực hành quyền công tố trong các vụ án hỡnh sự núi chung, ỏn ma tuý núi riờng. Gúp phần giữ vững an ninh chớnh trị, trật tự an toàn xó hội, bảo vệ lợi ớch của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo qui định của pháp luật.