Xem xét các qui phạm pháp luật được áp dụng trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 28 - 29)

công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý

Giai đoạn này được thực hiện dựa trên ý thức phỏp luật, trỡnh độ hiểu biết kiến thức pháp luật, trỡnh độ hiểu biết tõm sinh lý tội phạm ma tuý của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân đối với án ma tuý cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đó xảy ra, những công việc đó xử lý của cơ quan điều tra, yêu cầu và đề nghị của cơ quan điều tra đối với việc giải quyết vụ án. Để từ đó xác định nội dung quy phạm được áp dụng, phạm vi pháp luật được áp dụng. Muốn làm được điều đó, đũi hỏi người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải tiến hành giải thích quy phạm pháp luật; phải làm sáng tỏ tư tưởng; nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật đúng thỡ việc ra quyết định áp dụng pháp luật sẽ chính xác. Tóm lại, giai đoạn áp dụng pháp luật này cần đũi hỏi: lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật. Để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, đưa ra áp dụng, cần phải biết giải thích pháp luật. Thông thường, có các phương pháp cơ bản sau đây để giải thích pháp luật: Phương pháp lôgíc, là phương pháp sử dụng những quy tắc suy đoán lôgíc để làm rừ nội dung quy phạm phỏp luật; Phương pháp giải thích về mặt văn phạm, làm sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật bằng cách làm rừ nghĩa từng chữ, từng cõu và xỏc định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng; Phương pháp giải thích về mặt lịch sử, tức là làm rừ tư tưởng, nội dung quy phạm pháp luật bằng cách phân tích hoàn cảnh lịch sử xây dựng văn bản có chứa đựng quy phạm ấy và các mục đích được đặt ra khi thông qua văn bản; Phương pháp giải thích hệ thống, là làm rừ nội dung, tư tưởng quy phạm pháp luật thông qua đối chiếu nó với các quy phạm khác và

xác định mối liên hệ giữa chỳng trong toàn bộ hệ thống phỏp luật. Ngoài ra, cũn một số phương pháp giải thích pháp luật khác nhau như: giải thích mở rộng, giải thích hạn chế...

Tóm lại, giai đoạn áp dụng pháp luật này cần đũi hỏi: lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 28 - 29)