Tội phạm về ma túy do xảy ra tại địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An tuy đa dạng về thành phần, dân tộc, nhưng không đa dạng về nhóm đối tượng. Cụ thể nổi lên các nhóm: nhóm đối tượng chuyên nghiệp; nhóm đối tượng không chuyên nghiệp; nhóm đối tượng cơ hội.
+ Nhóm đối tượng chuyên nghiệp: là nhóm các đối tượng lấy hoạt động phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy làm nguồn thu nhập chính cho cuộc sống. Hoạt động của nhóm này gắn liền với sự hỡnh thành cỏc ổ nhúm, đường dây; hoạt động có tổ chức chặt chẽ, các giai đoạn gây án được phân công tương đối rành mạch. Trong ổ nhóm, đường dây tội phạm có sự phân chia thứ bậc, thành phần thường là các đối tượng có tiền án, tiền sự, về tội phạm ma tỳy hoặc tội phạm hỡnh sự khỏc. Hoạt động của chúng có tổ chức chặt chẽ, do hoạt động có tính chuyên nghiệp nên chúng luôn đề cao cảnh giác khi gây án cũng như các biểu hiện khác trong đời sống. Có bản lĩnh trong hoạt động, có nhiều thủ đoạn che giấu tội phạm cũng như chống sự phát hiện của quần chúng và các cơ quan chức năng. Có mối quan hệ rộng (với nhiều nghĩa khác nhau), thường tự trang bị các phương tiện hiện đại như thông tin liên lạc, giao thông, các phương tiện kỹ thuật khác, vũ khí... phục vụ cho hoạt động phạm tội. Có những kiến thức nhất định liên quan đến tội phạm nhất là kinh nghiệm nhận biết ma túy, giá cả từng thời điểm, từng khu vực. Đối tượng chủ mưu cầm đầu ít khi trực tiếp tham gia các hoạt động phạm tội mà chỉ giữ vai trũ chỉ huy, chỉ đạo từ tạo vốn đến tạo nguồn hàng... Vỡ vậy, trong ổ nhúm, đường dây thường chỉ có người chỉ huy, cầm đầu mới biết hết các đối tượng trong tổ chức, ngược lại các thành viên ít khi biết đến đối tượng thứ 3 trong ổ nhóm đường dây, như đường dây của Lầu Bá Chống; Lô Văn Tuấn cầm đầu hoạt động ở địa bàn huyện Tương Dương; đường dây của Thũ Bỏ Dỡa; Xồng Bỏ Hờ; Vừ Tụng Chũ hoạt động ở địa bàn hyện Quế Phong. Điển hỡnh như chuyên án MC9 của Bộ đội Biên phũng Nghệ An, khám phá tổ chức tội phạm ma túy do các đối tượng ở
ngoại biên thu gom, tập kết ma túy ở sát biên giới rồi từ đó móc nối với các đối tượng ở nội địa và khu vực biên phũng hỡnh thành cỏc đường dây, ổ nhóm vận chuyển vào Việt Nam. Chúng lợi dụng các hang đá, vùng núi hiểm trở ở khu vực giáp ranh địa bàn biên phũng và nội địa, sử dụng các con nghiện làm vệ tinh cho chúng, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. Chỳng hỡnh thành cỏc ổ nhúm từ 3 - 5 tờn sử dụng vũ khớ núng, như tiểu liên AK, K54, cạc bin, lựu đạn... liều lĩnh chống trả khi bị phát hiện, truy bắt. Địa bàn trọng điểm tập trung tại cỏc xó biờn giới như: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ (Quế Phong) ; Nậm Cắn, Mường Típ, Mường Ải, Na Ngoi, Keng Đu, Mỹ Lý (Kỳ Sơn); Nhôn Mai, Lượng Minh (Tương Dương); Thanh Thuỷ, Hạnh Lâm, Thanh Hương (Thanh Chương).
Thời gian gần đây, Đội Cảnh sát Kinh tế Chức vụ - Ma tuý Công an Quế Phong đó bắt được nhiều vụ ma tuý xảy ra trờn địa bàn. Điển hỡnh là vụ bắt đối tượng Vi Thị Tiên (1990) ở bản Pọi vào đầu tháng 1/2009 khi thị đang vận chuyển 25 gam hê-rô-in đi tiêu thụ. Thị Tiên là đối tượng đó có tiền án tiền sự, phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phải mất nhiều thời gian theo dừi, mật phục mới bắt được quả tang khi thị đang giao hàng cho con nghiện.
Trước đó, Công an huyện Quế Phong phối hợp với Phũng PC17 Cụng an tỉnh và Bộ đội Biên phũng tấn công vào sào huyệt Phà Đũn, Tri lễ, Quế Phong tiờu diệt nhiều tờn trựm ma tuý sừng sỏ.
Hiện, trong tổng số 34 án phạt tù dành cho những đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Châu Thôn, tri lễ, Quế phong mà công an đó triệt phỏ trong thời gian qua, cuộc chiến với cái chết trắng ở thung lũng đen này vẫn chưa hết nóng bởi đang cũn 4 đối tượng trốn lệnh truy nó và hàng chục đối tượng khác đang nằm trong tầm ngắm của cơ quan chức năng.
+ Nhóm đối tượng hoạt động không chuyên nghiệp: Là loại không lấy hoạt động tội phạm làm nguồn thu nhập chính cho cuộc sống. Loại này ngoài hoạt động phạm tội về ma túy, cũn cú cỏc hoạt động xó hội khỏc. Điểm đáng chú ý của loại này trong hoạt động là khi thấy thị trường khan hiếm, lợi nhuận cao, dễ dàng hoạt động thỡ tham gia, khi bị tấn cụng gay gắt, quyết liệt thỡ chuyển sang lĩnh vực khỏc
để phạm tội. Thành phần của loại này cũng rất đa dạng như về giới tính, về độ tuổi, dân tộc, trỡnh độ văn hóa, tiền án, tiền sự.
Điển hỡnh như ngày 25/3/2009, Công an huyện Kỳ Sơn đó phỏ chuyờn án 409T, bắt giữ các đối tượng Lương Văn Út (SN 1975), trú tại bản Khe Nạ - Xó Xỏ Lượng- Tương Dương và Lô Văn Phú (SN 1972), trú tại bản Mà - Xó Thanh Hương - Thanh Chương về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 5 gam hê-rô-in và 1 quả lựu đạn mỏ vịt.
+ Nhóm đối tượng hoạt động có tính chất cơ hội: Trong các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do các đối tượng phạm tội gây án tại các huyện biên giới tỉnh Nghệ An được phát hiện trong thời gian qua cho thấy: loại đối tượng này được phát hiện không nhiều, phần lớn họ là những người sống sát biên giới Việt Nam - Lào, do phía Lào ma túy rẻ, quản lý lỏng lẻo cựng với việc kiểm soỏt biờn giới của ta chưa thật chặt chẽ nên họ lợi dụng để phạm tội, hoặc một số khi có điều kiện qua lại thăm thân được các đối tượng khác thuê mua hoặc vận chuyển giúp, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và được thuê với số tiền cao họ đó phạm tội. Điển hỡnh như vụ án do Lầu Bá Dênh, Lầu Bá Xa, Lỳ Y Va, trú tại: huyện Kỳ Sơn, phạm tội mua bán trái phép các chất ma tuý, các đối tượng này đó liờn tục cú hành vi phạm tội do hỏm lợi. Cụ thể: Lần thứ nhất vào tháng 6/2008 Lầu Bá Dênh cùng Lầu Bá Xa đó đưa cho Lỳ Y Va 2 triệu đồng để mua Hê rô in với một người đàn ông quốc tịch Lào đem về chia nhỏ ra bán cho các con nghiện lói 500.000 đồng. Lần thứ hai vào tháng 8/2008 Lầu Bá Dênh, Lầu Bá Xa, đến nhờ Lỳ Y Va dẫn đường sang Lào tỡm mua hê rô in, đến Lào Lỳ Y Va hỏi mua với 2 người đàn ông có quốc tịch Lào được 5,5 gam hê rô in với giá 10 triệu đồng, sau khi đem về bán Việt nam bỏn thu lói 2.800.000 đồng. Lần thứ ba vào khoảng 5 giờ sáng, ngày 22/10/2008 Lầu Bá Xa dùng xe máy chở Lầu Bá Dênh, Lỳ Y Va đến bản Trường sơn- Nặm cắn – Kỳ Sơn để mua 21,85 gam hê rô in với một người đàn ông Lào hết số tiền 8 triệu đồng, mục đích đem về bán kiếm lời, nhưng bị đồn 539 Bộ Đội Biên phũng Nghệ An phỏt hiện bắt quả tang.
Khảo sát 1346 đối tượng phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép bị bắt giữ trong thời gian từ năm 2005 đến tháng 6/2009 ở các huyện biên giới tỉnh Nghệ An cho thấy:
- Đối tượng chuyên nghiệp: 978 đối tượng chiếm 73%;
- Đối tượng không chuyên nghiệp: 301 đối tượng chiếm 22%; - Đối tượng cơ hội: 97 đối tượng chiếm 7%.
- Về thành phần đối tượng phạm tội: Trong tổng số 1346 đối tượng phạm tội bị phát hiện từ năm 2005 đến tháng 6/2009, chủ yếu đối tượng ngoài xó hội (sản xuất nụng nghiệp hoặc khụng nghề), gồm 1311 đối tượng chiếm 97,1%; Số đối tượng là viên chức nhà nước (cán bộ xó, kiểm lõm, cỏn bộ y tế, giỏo viờn) 5 đối tượng chiếm 0,9 %.
Như vậy thành phần đối tượng phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chủ yếu là đối tượng sản xuất nông nghiệp, đối tượng không nghề nghiệp. Số đối tượng là công nhân viên nhà nước chiếm tỷ lệ không đáng kể.
- Về thành phần dân tộc:
Dân tộc Kinh: 341 đối tượng chiếm 25%; Dân tộc Thái: 671 đối tượng, chiếm 50%; Dân tộc H’Mông: 95 đối tượng, chiếm 5%; Dân tộc Khơ mú: 55 đối tượng, chiếm 3%;
Các dân tộc ít người khác:184 đối tượng, chiếm 17 %.
- Về giới tính: Nữ: 134 đối tượng 3,7%; Nam: 1212 đối tượng 96,3% - Lứa tuổi phạm tội:
Từ 18 đến 35 tuổi: 931 đối tượng, chiếm 69%; Từ 35 đến 45 tuổi: 269 đối tượng, chiếm 20%; Từ 45 tuổi trở lên: 146 đối tượng, chiếm 11%.
Các số liệu trên cho thấy, đối tượng người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, chủ yếu tập trung vào dân tộc Thái, dân tộc Kinh và dân tộc H’Mông. Đây là nhóm đối tượng có tỷ lệ dân số cao nhất nhỡ trong cỏc dõn tộc sinh sống tại các huyện biên giới tỉnh Nghệ An, địa bàn sinh sống rộng khắp trong các huyện biên giới, từ trong nội địa đến khu vực biên giới với các nước láng
giềng. Tỡnh trạng di dịch cư tự do trong đồng bào người Mông vẫn diễn ra phức tạp. Trong ý thức của đồng bào dõn tộc Mụng thỡ biờn giới quốc gia khụng được coi trọng bằng phong tục tập quán, họ có thể đi tỡm họ hàng, đi thăm thân, hỏi vợ gả chồng từ địa bàn này sang địa bàn khác, thậm chí từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không cần biết chính quyền địa phương hoặc nhà nước đồng ý hay không. Trong sự di dịch cư, sự đi lại thăm hỏi đó có không ít người lợi dụng để phạm tội về ma túy. Về giới tính người phạm tội, chủ yếu nam giới chiếm 96,3%. Lứa tuổi phạm tội tập trung chủ yếu vào hai nhóm: nhóm từ 18 tuổi đến 35 tuổi chiếm 69% và nhóm từ 35 tuổi đến 45 tuổi chiếm 20%, từ 45 tuổi tở lên chỉ chiếm 11%. Đáng lưu ý tỡnh trạng phụ nữ dõn tộc ớt người nhất là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ, phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn... phạm tội có chiều hướng gia tăng. Nhiều trường hợp sử dụng trẻ em phạm tội, phần lớn họ là những nạn nhân bị bọn tội phạm lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ để thực hiện mục đích của chúng.