- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:
2.3.2.4. Kinh nghiệm kiểm sát việc giám định chất ma tuý và xác định trọng lượng chất ma tuý, kinh nghiệm kiểm sát việc thu giữ, kê biên tài sản vật
trọng lượng chất ma tuý, kinh nghiệm kiểm sát việc thu giữ, kê biên tài sản vật chứng
Theo qui định tại điểm đ khoản 3 điều 155 BLTTHS thỡ cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định rừ về: Số lượng, trọng lượng, hàm lượng, loại chất ma tuý. Do vậy sau khi thu giữ được các chất ma tuý hoặc chất nghi là chất ma tuý thỡ phải được trưng cầu giám định, từ đó mới có căn cứ xác định có phải chất ma tuý hay khụng? Thuộc loại ma tuý gỡ? bao gồm mấy loại chất ma tuý? Từ đó có sự xem xét đánh giá với hành vi phạm tội của bị can, hoặc qua giám định để biết được phương thức, thủ đoạn phạm tội, cỏc yếu tố tội phạm mới do tội phạm ma tuý gõy ỏn, cỏc chất ma tuý mới xuất hiện trờn địa bàn, để từ đó Điều tra viên, Kiểm sát viên có hướng nghiên cứu, đề xuất với lónh đạo có biện pháp đấu tranh phũng chống, không được bị động trước các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của tội phạm ma tuý trong tỡnh hỡnh thực tế.
Theo BLHS qui định việc xác định trọng lượng chất ma tuý được dùng đơn vị là gam, ki lô gam, nhưng trên thực tế các vụ án ma tuý thường là án truy xét, nên khi không thu giữ được vật chứng mà bị can chỉ khai về trọng lượng là phân, chỉ, cây… mà chưa xác định tính theo đơn vị gam thỡ vận dụng nghị định số
65/2001/NĐ-CP ngày 28/9/2001 của Chính phủ ban hành về hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Nước cộng hoà XHCN Việt Nam để đổi, xác định trọng lượng chất ma tuý, vớ dụ: một phõn = 0,375 gam; một chỉ= 3,75 gam; một lượng (cây)= 37,5 gam… để từ đó đối chiếu với nếu qui định của điều luật để biết bị can phạm vào khung nào của BLHS của các tội về ma tuý, để xác định thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ án, trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mỡnh thỡ VKSND ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền theo qui định của BLTTHS.
Việc thu giữ, kê biên tài sản vật chứng, gắn liền với việc bắt, khám xét. Đây là việc làm rất quan trọng nhằm thu thập chứng cứ, xác định tính chất mức độ của hành vi phạm tội và để đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Do vậy, việc thu giữ kê biên tài sản, vật chứng phải hết sức tỉ mỉ, không được bỏ lọt vật chứng có liên quan đến vụ án cũng không được thu giữ, kê biên tràn lan.
Vật chứng là ma tuý phải được niêm phong riêng từng loại, của từng bị can để đảm bảo cho việc giám định, xác định loại ma tuý, trọng lượng, hàm lượng ma tuý. Thực tế trong một số vụ án Điều tra viên đó gộp cả cỏc chất ma tuý làm thành một gúi để niêm phong, khi gửi đi giám định, không xác định được loại ma tuý của từng bị can nờn khụng thể kết luận được. Tài sản là tiền, vàng có liên quan đến hành vi phạm tội phải được niêm phong, thu giữ để đảm bảo cho việc thi hành án sau này và có giá trị để chứng minh tội phạm.