Kinh nghiệm kiểm sát việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, nắm tiến độ điều tra và đề ra các yêu cầu điều tra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 84 - 86)

- Đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động:

2.3.2.5. Kinh nghiệm kiểm sát việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, nắm tiến độ điều tra và đề ra các yêu cầu điều tra

nắm tiến độ điều tra và đề ra các yêu cầu điều tra

Một đặc điểm nổi trội của tội phạm ma tuý là tớnh liờn quan, vỡ vậy việc điều tra mở rộng ở các vụ án về ma tuý là việc làm hết sức cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy là phải xem xột cỏc tỡnh tiết liờn quan của vụ ỏn một cỏch toàn diện mang tớnh khỏch quan, vụ ỏn chỉ nờn khộp lại khi khụng cũn khả năng điều tra mở rộng, không nên thực hiện điều tra xét xử nhanh đối với loại án này mà dẫn đến việc thường bỏ lọt tội phạm, đây là nội dung quan trọng để kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra đối với vụ án.

Một đặc điểm khác của tội phạm về ma tuý là tính phải chịu hỡnh phạt cao, vỡ vậy trong quỏ trỡnh kiểm sát điều tra, kiểm sát viên luôn lưu ý điều tra viên trong việc thu thập chứng cứ, xác định số lần phạm tội, số lượng ma tuý, nhõn thõn bị can, nếu bị can là người chưa thành niên thỡ phải mời người bào chữa theo qui định tại khoản 2 điều 57 BLTTHS. Để nắm chắc tiến độ điều tra, đề ra yêu cầu điều tra sát đúng, kịp thời, có hiệu quả đũi hỏi Kiểm sỏt viờn phải thường xuyên nắm chắc được các tài liệu, chứng cứ, do Điều tra viên cung cấp, tổng hợp đối chiếu, tỡm ra mâu thuẫn trong các lời khai, những yếu tố cấu thành tội phạm mà Điều tra viên chưa biết rừ. Muốn đạt được mục đích đó đũi hỏi Điều tra viên và Kiểm sát viên phải có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học, có kế hoạch và có sự thống nhất hỗ trợ cho nhau trong việc thu thập và củng cố chứng cứ, các yêu cầu điều tra của VKSND phải hết sức cụ thể, ngắn gọn, sát thực, khi đó đề ra các yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên phải chú ý nắm và kiểm tra việc thực hiện của Cơ quan điều tra và của Điều tra viên.

Các biện pháp củng cố chứng cứ, như: Khẩn trương thu thập số lần, thời gian, địa điểm về các cuộc điện thoại trao đổi việc phạm tội của các đối tượng, vẽ sơ đồ nơi ở, nơi giao nhận ma tuý, thực nghiệm điều tra, dựng lại hiện trường, nhận dạng, tiến hành đối chất, khi có mâu thuẫn giữa các lời khai, không được vỡ bị can nhận tội mà xem nhẹ cỏc biện phỏp này.

Trong trường hợp bị can là người dân tộc ít người, không biết đọc, biết viết tiếng Việt thỡ phải thực hiện mời người phiên dịch trong các buổi hỏi cung và khi giao nhận bản kết luận điều tra theo đúng qui định của BTTHS.

Do ỏn ma tuý thường là án truy xét, nên việc thu thập đánh giá chứng cứ thường phức tạp hơn các loại án khác. Chứng cứ chủ yếu căn cứ vào lời khai của bị can, trong khi đó mức hỡnh phạt đối với tội phạm ma tuý lại rất nghiêm khắc, nếu để xảy ra oan, sai thỡ hậu quả ảnh hưởng rất lớn, vỡ vậy việc đánh giá chứng cứ càng phải hết sức thận trọng và khách quan. Thực tiễn trong đánh giá chứng cứ các vụ án ma tuý cho thấy nếu cú 2 lời khai cụ thể, chi tiết và khách quan cùng một sự kiện phạm tội là đủ yếu tố để kết luận. ngược lại cũng có những lời khai cùng một sự kiện, nhưng không đảm bảo tính khách quan thỡ khụng thể coi đó là chứng cứ

buộc tội được. Kinh nghiệm cho thấy, những lời khai khách quan là những lời khai nhận tội ngay trong khi lập biên bản phạm tội quả tang, lời khai nhận tội khi đối tượng vừa bị bắt, khi đối chiếu với các tỡnh tiết khỏc cho thấy đó là sự thật, có ý nghĩa giải quyết vụ án theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An pot (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)