Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay ppt (Trang 52 - 54)

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

2.2.2.5.Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã được các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cấp xã quan tâm chỉ đạo. Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND huyện, thành phố đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, có sự tham gia của các bộ phận liên quan như tổ chức cán bộ, tài chính - kế hoạch - Trường Chính trị tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đến năm 2010 định hướng đến 2015 và những năm tiếp theo.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã khơng chỉ ở Trường Chính trị tỉnh Cà Mau phối hợp với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị-Hành chính khu vực II, khu vực IV mở hàng chục lớp cử nhân, cao cấp, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, với số lượng hàng nghìn người. Riêng Trường Chính trị tỉnh đã đào tạo cán bộ, công chức cấp xã từ khi tỉnh tái lập đến nay 1997 - 2008 là 202 lớp, với 21.457 người. Ngoài ra, các Trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Công nhân - Kỹ thuật, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật của tỉnh mở liên tục với số lượng lớn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, đặc biệt tại Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã có sự chuyển biến tích cực, khi

Trường Chính trị và Trung tâm đã có sự đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cơ bản, toàn diện và thiết thực, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, thực tiễn công tác cán bộ cơ sở đặt ra. Đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phương thức đào tạo thực hiện theo hướng ngày càng gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch và nhu cầu sử dụng cán bộ nên đã phát huy hiệu quả. Các chính sách khuyến khích, đãi ngộ đi học từ nguồn ngân sách địa phương sau khi được sửa đổi và ban hành bước đầu tác động tích cực đến việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ, cơng chức.

Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đổi mới, việc quản lý học viên trong quá trình đào tạo được coi trọng và tăng cường; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ với rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công tác. Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với cấp ủy Đảng nơi cử cán bọ đi học trong quản lý học viên ngày càng chặt chẽ và đạt kết qủa hơn.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng: bên cạnh những ưu điểm, cịn có một số khuyết điểm sau:

+ Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, cơng chức vẫn cịn thấp, xuất phát từ những hạn chế của cơ sở đào tọa, đặc biệt Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện chậm đổi mới nội dung và chương trình, chưa kịp thời cập nhật những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra; nội dung đào tạo, bồi dưỡng cịn nặng về hình thức, mang tính lý luận chung, chưa có nội dung phù hợp với từng đối tượng; phương pháp giảng dạy còn nặng về thuyết trình, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với người học còn hạn chế; điều đó làm cho cán bộ, công chức lúng túng trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, dẫn đến hiệu quả thấp.

+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh là rất lớn, để giải quyết vấn đề đó, huyện và thành phố phải cử cán bộ đi học tại nhiều cơ sở đào tạo, trong đó Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện là

nơi có thể đáp ứng nhiều nhất, trong khi hiện nay Trường Chính trị tỉnh cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng, chế độ chính sách cịn bất cập, Trung tâm Bồi dượng Chính trị cấp huyện biên chế chỉ cho có từ 5 - 7 người, có từ 3 - 5 giảng viên cơ hữu, còn lại là kiêm nhiệm, thêm vào đó trụ sở làm việc đại bộ phận chưa được quy hoạch, xây dựng. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngồi tỉnh thì tỉnh phải tăng biên chế, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và độ ngũ cán bộ cho Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, nếu không đội ngũ cán bộ, công chức trong diện quy hoạch cấp ủy cấp xã nhiệm kỳ đến và những năm tiếp theo sẽ khó đạt chuẩn. Đây là một khó khăn, hạn chế, đồng thời cũng là đòi hỏi bức xúc hiện nay mà tỉnh cần quan tâm giải quyết.

+ Một số xã, phường, thị trấn công tác quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn việc cử đi học với sử dụng cán bộ, công chức sau khi tốt nghiệp dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Trong việc cử đi học chuyên môn cấp huyện và cấp xã chưa có định hướng rõ nên tập trung đào tạo về chuyên ngành gì, mà việc chọn ngành đi học là do cán bộ tự chọn, dẫn đến một số ngành đào tạo quá nhiều như luật, sư phạm, trong khi các ngành khác như xây dựng Đảng, hành chính, kinh tế thì rất ít đối tượng đi học.

+ Thêm vào đó, tỷ lệ giữa đào tạo tập trung, chính quy với tại chức còn mất cân đối, cử đi đào tạo chun mơn như tại chức. Chính sách, chế độ đối với người học cịn bất cập, chưa tạo được động lực cho cán bộ, công chức đi học.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay ppt (Trang 52 - 54)