- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
2.2.2.3. Cơng tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện; điều đó được thể hiện:
- Trên cơ sở quán triệt Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá quy hoạch cán bộ, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 30/5/2005 của tỉnh ủy Cà Mau. Hướng dẫn số 02-HD/TC ngày 20/11/2002 và Công văn số 112-CV/TC ngày 30/10/2006 của Ban Tổ chức tỉnh ủy Cà Mau về công tác đánh giá cán
bộ, các Huyện ủy, Thành ủy đều có văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá cán bộ, công chức.
Các Huyện ủy, Thành ủy đã chỉ đạo Đảng ủy cấp xã nắm chắc và thực hiện đúng các bước trong đánh giá cán bộ, cơng chức; trong q trình đánh giá, phải quán triệt đến từng cán bộ, công chức, đảng viên yêu cầu công tâm, khoa học, khách quan, trung thực cụ thể; cơ sở đánh giá là căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức và hiệu quả công tác; sau khi nhận xét, đánh giá. Đảng ủy cấp xã có trách nhiệm kiểm tra mức độ phấn đấu, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng giúp đỡ cán bộ, công chức khắc phục những mặt cịn hạn chế.
- Trong q trình đánh giá cán bộ, cơng chức các Huyện ủy, Thành ủy chỉ đạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã đánh giá trước. Khi đánh giá phải thẳng thắn tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phê bình.
- Đánh giá cán bộ, cơng chức được sử dụng từ nhiều nguồn tin khác nhau, như từ ý kiến của chi bộ, dư luận xã hội, sự tham gia ý kiến của nhân dân thông qua các cuộc họp ở thơn, xóm… Sau khi tiếp nhận các nguồn thông tin và thẩm tra lại, cấp ủy hiểu rõ hơn về cán bộ, công chức, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt về các phương diện đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng, từ đó có phương án bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc.
- Qua đánh giá đã giúp cho cán bộ, công chức cấp xã nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực, nâng cao năng lực cơng tác. Có thể thấy sự chuyển biến tích cực của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã qua các năm đánh giá như sau: Năm 2006 số hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ là 18,20%, hoàn thành chức trách nhiệm vụ là 76,25%; chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ là 5,55% thì năm 2007 là 21,31%, 76,39%, 2,30% và năm 2008 là 25,1%; 73,85%và 1,05%.
- Qua kết quả đánh giá đã giúp Đảng bộ cấp xã chú ý hơn đến công tác tuyển chọn cán bộ, công chức, coi trọng việc đảm bảo quy trình, tiến hành cơng khai với những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, góp phần thiết thực trong tạo nguồn cán bộ. Đến nay,
97 đơn vị cấp xã đã rà soát, bổ sung quy hoạch A1; xây dựng bổ sung xong quy hoạch A2, đang triển khai kế hoạch A3 để tiến tới đại hội Đảng bộ cấp xã sắp tới. Đồng thời, thông qua đánh giá cán bộ, công chức đã giúp Đảng bộ các xã chọn đúng các đối tượng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.
Bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế sau:
+ Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý khi đánh giá cán bộ, cơng chức dưới mình cịn nể nang, thiếu chân thành, thẳng thắn, khi đối diện với cán bộ, cơng chức thì nói ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm vì ngại mất lịng, khơng dám nói thật chính kiến của mình; một số thiếu kiểm tra, đơn đốc, không sâu sát cơ sở, công việc của cán bộ, công chức nên không nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, đạo đức lối sống, diễn biến tư tưởng, đời sống cán bộ, công chức nên nhận xét hời hợt, thiếu trách nhiệm, thậm chí sai lệch, người yếu thì đánh giá tốt và ngược lại người làm được việc thì khơng tốt.
+ Chất lượng đánh giá cán bộ, công chức ở một số xã chưa tốt, dẫn đến một số cán bộ, công chức được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo sau một thời gian làm việc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, thậm chí vi phạm pháp luật; trường hợp vị chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước vi phạm pháp luật về quản lý đất đai phải truy cứu trách nhiệm hình sự là một chứng minh. Hoặc một số xã, qua đánh giá chứng tỏ người đó yếu kém, nhưng vẫn bố trí như xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, bố trí một người làm Bí thư Đồn, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, bố trí một người làm chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ....., vì vậy khơng tạo được phong trào tại địa phương, nhưng lãnh đạo các xã chưa có phương án thay thế. Hoặc có xã, qua kết quả đánh giá cán bộ, cơng chức cuối năm hầu hết đều hồn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng khi huyện, thành phố rút cán bộ, công chức xã về huyện, thành phố làm việc thì việc bổ sung thay thế cán bộ, cơng chức đó gặp phải rất nhiều khó khăn, vì tập thể Ban Thường vụ ở đó cho rằng người cán bộ, cơng chức thay thế chưa hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
+ Sau đánh giá thì việc thực hiện cơng tác khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức chưa tốt, người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực sự thì khơng được khen thưởng, ngược lại người làm việc không tốt lại được khen thưởng; hoặc sau khi kết luận cán bộ, cơng chức có sai phạm, nhưng việc xử lý kéo dài; điều đó đã tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, kỷ luật và những biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, công chức.