Về các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay ppt (Trang 54 - 58)

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

2.2.2.6.Về các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được hoàn thiện; Trung ương đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề này, đặc biệt là Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn. Đối với tỉnh Cà Mau và các huyện, thành phố cũng đã ban hành một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã; cụ thể một số chính sách sau:

- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ, cơng chức cấp xã:

+ Chính sách này trước đây thực hiện theo Kế hoạch số 25/2001/KH-UB ngày 15-05-2002 của UBND tỉnh Cà Mau, tuy nhiên hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND, ngày 10/12/2008 của HĐND tỉnh Cà Mau thì thực hiện như sau:

* Nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động: cán bộ, công chức cấp xã đủ 50 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 45 đến đủ 54 tuổi đối với nữ, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, ngồi chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ thêm 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Từ năm thứ hai mốt trở đi, cứ mỗi năm cơng tác có đóng bảo hiểm xã hội hỗ trợ ½ tháng tiền lương hiện hưởng.

* Nghỉ thôi việc: cán bộ, công chức cấp xã nghỉ thôi việc do tinh giản biên chế thuộc một trong các trường hợp như chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí cơng tác đang đảm nhận, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao do năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ yếu, do sức khỏe không đảm bảo hoặc có lý do chính đáng khác nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện hành, thì ngồi chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các khoản trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để đi tìm việc làm; 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm cơng tác có đóng bảo hiểm xã hội, nếu có tuổi đời dưới 45 thì hỗ trợ 06 tháng tiền lượng hiện hưởng để học nghề.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: + Đối với tỉnh trước đây thực hiện theo Quyết định số 86/2001/QĐ-UBND ngày 24/12/2001 của UBND tỉnh Cà Mau; hiện nay thực hiện theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND, ngày 03/03/2009 của UBND tỉnh Cà Mau về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực; theo đó cán bộ, cơng chức cấp xã đi học được trợ cấp như sau: Đi học chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học được hỗ trợ 450.000đ/người/tháng học tập trung; nếu là cán bộ nữ được hỗ trợ thêm 50.000đ/tháng, người dân tộc thiểu số 50.000đ/người/ tháng, nếu cả nữ và dân tộc ít người hỗ trợ 100.000đ/người/tháng. Đi học chun mơn thì được hỗ trợ 50% tiền học phí, đi học chính trị được hỗ trợ 100% tiền học phí. Nếu đi học cao cấp, cử nhân chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Học viện Chính trị -

Hành chính Khu vực II, IV hỗ trợ toàn bộ tiền đi lại mỗi năm 2 kỳ theo chế độ hiện hành.

* Cán bộ, công chức cấp xã đi học chính trị từ trung cấp trở lên được hỗ trợ tiền ăn 540.000đ/tháng; hỗ trợ tiền tài liệu 500.000đ/khóa học cao cấp, cử nhân chính trị, trung cấp chính trị.

* Cán bộ, cơng chức cấp xã tự học tập, nâng cao trình độ phù hợp chức danh cơng tác có bằng đại học được hỗ trợ 1 lần 8.000.000đ/người.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ:

+ Theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ quy định: * Cán bộ, công chức tỉnh, huyện luân chuyển về xã có bằng trung học chuyên nghiệp hỗ trợ 1 lần 3.000.000đ/người, cao đẳng 4.000.000đ/người, đại học được trợ cấp 5.000.000 đồng, nếu là dân tộc thiểu số hỗ trợ thêm 500.000đ/người.

* Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của địa phương, có nguyện vọng về xã, phường, thị trấn cơng tác ít nhất 05 năm, có tuổi đời khơng q 30 về công tác tại các xã được hỗ trợ 5.000.000 đồng/người. Nếu cán bộ, công chức cấp xã học sau đại học có bằng thạc sĩ hỗ trợ 30.000.000đ/người.

Trên cơ sở đó, trong thời gian qua việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh đảm bảo tính cơng bằng, thống nhất, minh bạch, công khai; không để xảy ra các trường hợp khiếu nại, thắc mắc của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Đồng thời, chính từ các chế độ, chính sách đó nên việc giải quyết đầu vào, đầu ra đối với cán bộ, cơng chức xã đã có sự chuyển biến hơn, tạo ra một sự thay đổi lớn trong đội ngũ cán bộ, công chức với xu hướng đảm bảo về số lượng, nâng lên về chất lượng.

Tuy nhiên, việc ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn những khó khăn, hạn chế nhất định:

+ Một số chính sách của Nhà nước ban hành còn những bất cập như chính sách về tiền lương; một Bí thư Đảng ủy xã, có thâm niên cơng tác hàng chục năm nhưng tiền lương không bằng cán bộ chuyên môn của xã sau khi ra trường, được tuyển

dụng vào làm việc tại xã sau 9 đến 10 năm. Bởi theo cách tính hiện nay, ngạch chuyên viên cứ 03 năm được nâng một bậc lương thì sau 9, 10 năm cơng tác, hệ số lương có thể lên 3.0; cịn lương của Bí thư Đảng ủy quy định tối đa bậc 2 chỉ ở mức 2.85. Như vậy, ở cấp xã hiện nay có tình trạng lương nhân viên cao hơn lãnh đạo? Bên cạnh đó, việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã chỉ dựa trên cơ sở số dân là chưa hợp lý, bởi các địa phương có những đặc điểm, tính chất, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên khác nhau.

+ Một số chế độ, chính sách của tỉnh, huyện ban hành có điểm hạn chế:

* Chính sách thu hút sinh viên về công tác cấp xã vẫn còn cào bằng chỉ 5.000.000 đồng là chưa thực sự tạo động lực thu hút người có trình độ về công tác; chẳng hạn họ công tác tại xã là 05 năm (60 tháng), như vậy bình quân một tháng được hỗ trợ là 83,333 đồng, nếu họ từ địa phương khác đến làm việc, một tháng thuê nhà phải trả 200.000 đồng, thì tổng thu nhập của họ trừ đi các khoản khơng thể đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, chính sách thu hút này chỉ có thể giải quyết cho những người do yêu cầu cần việc mới vào làm, chứ việc thu hút những người có năng lực thực sự là bất khả thi.

* Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ về đào tạo cũng cịn những hạn chế, nên chưa tạo được sự tự nguyện đi học của cán bộ, công chức; chẳng hạn mức hỗ trợ đi học chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II thành phố Hồ Chí Minh; khu vực IV Cần Thơ tỉnh hỗ trợ 450.000đồng/tháng; huyện hỗ trợ tiền ăn 50.000đồng/tháng, tiền tài liệu 1.000.000 đồng/khóa học; như vậy tổng kinh phí một người đi học được hỗ trợ trong 10 tháng là 5.250.000 đồng, bình quân một tháng 525.000 đồng; nếu đem so sánh với các khoản tiền bỏ ra đi học thì khoản hỗ trợ là q ít, trong khi đó nếu ở nhà làm việc thì một cán bộ, cơng chức có thể làm thêm hàng tháng vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng. Do vậy, khơng tạo được sự phấn khởi trong cán bộ, công chức khi đi học, mà họ đi học nhiều khi là do sự chấp hành quyết định của cơ quan.

+ Việc ban hành các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã chưa thực sự nghiên cứu rõ đặc điểm tình hình địa phương, của cấp trên; chưa thể hiện rõ sự

kế thừa các quy định hợp lý trước đó, nên một số văn bản tính khả thi chưa cao, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung và ban hành mới; điều đó gây ra khó khăn, thiếu thống nhất trong q trình thực hiện nếu đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện chế độ, chính sách khơng cập nhật thơng tin mới kịp thời.

+ Một số địa phương thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức chưa kịp thời, nhất là chế độ tiền lương, có xã 02 tháng mới trả lương cho cán bộ, công chức; trả lương tháng này nợ lương tháng khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay ppt (Trang 54 - 58)