CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ
2.2. Tuyển Dụng Lao Động Như Thế Nào?
2.2.5. Giúp Đỡ Nhân Viên Mới
2.2.5.2. Nội Dung Của Một Chương Trình Hướng Dẫn Hội Nhập
Một chương trình hướng dẫn hội nhập hiệu quả cần đạt được 4 mục tiêu sau:
Nhân viên mới cảm thấy được chào đón nồng nhiệt.
Nhân viên mới hiểu được những nét chung nhất về doanh nghiệp (bao gồm lịch sử hỡnh thành và phỏt triển, tụn chỉ hoạt động, văn hố…) và những yếu tố cốt lừi khác như các chính sách và thủ tục.
Nhõn viờn mới biết rừ doanh nghiệp kỳ vọng gỡ ở họ, cả về mặt cụng việc lẫn hành vi.
Nhân viên mới có thể bắt đầu làm việc như một thành viên thực sự.
Do vậy, nội dung của một chương trình hướng dẫn hội nhập cần đảm bảo giúp đạt được các mục tiêu này. Chương trình hướng dẫn hội nhập có thể chia làm 2 phần là làm quen và hội nhập.
a. Làm Quen.
Cần cung cấp thông tin cần thiết cho nhân viên mới như sau:
Thông tin chung:
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất- Cung cấp các chỉ số tài chính và doanh thu
Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp định vị mình như thế nào trên thị trường.
Xứ mệnh và tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận.
Văn hố của doanh nghiệp: phong cách quản lý, trang phục, cách giao tiếp, làm việc…
Các cơ hội phát triển nghề nghiệp, bao gồm các chương trình đào tạo, huấn luyện, các chính sách đề bạt, chính sách tuyển dụng nội bộ.
Hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc.
Những mối liên lạc chính: Nhân sự, kế tốn, hành chính và các trợ giúp khác.
Các hướng dẫn sử dụng trang thiết bị.
Những hoạt động sinh hoạt văn hố, tinh thần ở doanh nghiệp
Tổ chức công đồn và người đại diện.
Sơ đồ bố trí mặt bằng: Căn tin, phòng y tế, khu vệ sinh, kho, nhà xưởng…
Thông tin về các quy định.
Quy chế tuyển dụng: Tất cả các điều khoản và điều kiện tuyển dụng, bao gồm việc nhận mức lương khởi điểm và các quy định về giai đoạn thử việc, các điều kiện ký kết, gia hạn và chấm dứt hợp đồng lao động.
Những quy định chung cần tuân thủ như:
+ Thủ tục ghi giờ vào và ra;
+ Các quy định về đi muộn, vắng mặt…
+ Giờ làm việc và cách bố trí làm việc ca;
+ Được phép hút thuốc ở đâu và khi nào;
+ Các quy định bắt buộc về an tồn được áp dụng trong tồn doanh nghiệp.
+ Các quy định bảo mật thông tin.
Các điều kiện trả lương và các khoản thanh tốn khác: Các thủ tục khi nghỉ ốm và quyền lợi, thanh tốn làm ngồi giờ và làm ca, các khoản thanh tốn trong các trường hợp đặc biệt và cho ngày nghỉ.
Các quy định về việc sử dụng các trang thiết bị như điện thoại, máy Fax, máy tính, máy photo copy, đèn chiếu…
Thông tin về nội quy an tồn- Vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy.
Các thủ tục trong trường hợp khẩn cấp.
Các khu vực nguy hiểm.
Nơi sơ cứu, trú ẩn, phòng y tế.
Quần áo bảo hộ và cách sử dụng.
Thông tin về công việc:
Bản mô tả công việc.
Những người cùng làm việc và vai trò của họ.
Các nguồn lực liên quan .
b. Hội Nhập.
Để giúp nhân viên mới hội nhập và cảm thấy mình là một thành viên của doanh nghiệp chúng ta có thể cho họ biết:
Cần phải làm gỡ: Làm rừ phạm vi trỏch nhiệm và quyền hạn của nhõn viờn mới, các mục tiêu công việc và các chuẩn mực cần đạt;
Làm thế nào để đóng góp tích cực cho doanh nghiệp/bộ phận: chia sẻ với nhân viên mới về những mục tiêu và các hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận cũng như những khó khăn hiện tại;
Làm thế nào để giao tiếp với đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất: Hướng dẫn cách tìm kiếm trợ giúp các đồng nghiệp và cấp trên, cách đóng góp ý kiến…
Làm thế nào để hội nhập nhanh chóng: Mô tả các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, bộ phận và từng bước để nhân viên mới tham gia các hoạt động.