Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 51 - 53)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.Đặc điểm thủy văn

Là tỉnh miền núi và nằm trong đới khí hậu gió mùa nên Lạng Sơn có nhiều sông, suối, ao, hồ. Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trên trung bình so với cả nƣớc, từ 0,6 - 1,2km/km². Trên địa bàn của tỉnh có 3 hệ thống sông chính: sông Kỳ Cùng (hệ thống sông Tây Giang), sông Thƣơng và sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình). Tổng lƣu lƣợng nƣớc của các sông hàng năm đạt 5,9 tỉ m³.

Thủy chế sông ngòi Lạng Sơn chia làm 2 mùa chính: mùa lũ và mùa cạn, tƣơng ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mƣa và mùa khô. Mùa lũ tập trung từ 66 - 88% tổng lƣu lƣợng nƣớc trong năm. Mùa cạn tuy thời gian kéo dài tới 8 tháng song chỉ chiếm từ 20- 34% tổng lƣợng dòng chảy của năm. Chênh lệch dòng chảy năm của Lạng Sơn dao động khá lớn, giữa tháng lớn nhất và tháng thấp nhất chênh lệch từ 10,8 đến 25,6 lần.

Trên địa phận có 7 con sông chính chảy qua là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Ba Thín, sông Thƣơng, sông Trung và sông Hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/42

- Trong đó sông Kỳ Cùng là con sông dài nhất, đẹp và gắn với đời sống cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời dân Lạng Sơn. Sông Kỳ Cùng dài 243km, diện tích lƣu vực 6.660km². Sông đƣợc bắt nguồn từ vùng núi cao Bắc Xa cao 1.166m thuộc huyện Đình Lập. Sông Kỳ Cùng thuộc lƣu vực sông Tây Giang, Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền bắc Việt Nam chảy theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc, vì vậy xứ Lạng còn đƣợc gọi là “nơi dòng sông chảy ngược”. Sông KỳCùng là con sông đẹp, ven sông có nhiều chùa chiền, nhiều cảnh đẹp tự nhiên có thể khai thác phục vụ du lịch: du lịch mạo hiểm, du lịch ngắm cảnh…hàng năm trên sông còn có lễ hội hoa đăng thu hút rất đông khách du lịch, đây là một trong những lễ hội hoa đăng đƣợc đánh giá là có số lƣợng ngƣời tham gia đông nhất nƣớc ta.

- Sông Thƣơng là con sông lớn thứ 2 của Lạng Sơn. Sông có chiều dài 157km, đoạn chảy qua Lạng Sơn dài 70km ở phần thƣợng lƣu và trung lƣu. Sông Thƣơng bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Thƣớc, ở độ cao 600m, thuộc huyện Chi Lăng, chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang tại xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng. Các phụ lƣu của sông Thƣơng là sông Trung và sông Hóa.

- Sông Lục Nam ở thƣợng nguồn gọi là Lục Ngạn, bắt nguồn từ núi Kham Sau Chôm, cao 700m, thuộc huyện Đình Lập. Sông chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang. Chiều dài của sông trên địa phận tỉnh Lạng Sơn là 28km, diện tích lƣu vực 642km2, ở phần thƣợng nguồn, lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn.

Ngoài ra Lạng Sơn còn có một vài sông ngắn khác nhƣ sông Nà Lang, sông Phố Cũ, sông Đồng Quy và nhiều suối nhỏ khác.

Các sông này có tiềm năng lớn về cung cấp nƣớc, làm thủy lợi và thủy sản. Về mặt du lịch các sông ở Lạng Sơn cũng có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch nhƣ du lịch mạo hiểm, lễ hội.

Tổng lƣợng dòng chảy năm trung bình của Lạng Sơn là 6.073km3 tƣơng đƣơng 192m3/s. Dòng chảy chủ yếu đƣợc cung cấp bởi mùa mƣa, mùa lũ là thời kỳ nƣớc sông dâng cao. Thông thƣờng ở Lạng Sơn có khoảng 3 - 5 trận lũ, có năm lên đến 7 - 8 trận.

Chất lƣợng nƣớc mặt ở Lạng Sơn còn khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy vậy, nƣớc sông mùa hè có hàm lƣợng cát bùn khá lớn vì vậy muốn sử dụng trực tiếp cho sản xuất hay sinh hoạt cần thiết phải xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/43

Ở Lạng Sơn còn có một số hồ chứa nƣớc tự nhiên và nhân tạo, diện tích nhỏ phục vụ thủy lợi nhƣ các hồ Phai Gianh (Bình Gia), Chiến Thắng (Hữu Lũng), Nà Cáy (Lộc Bình), Pác Làng (Đình Lập). Đáng chú ý là một số hồ chứa nƣớc tuy nhỏ nhƣng cảnh quan đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch nhƣ hồ Nà Tâm (TP. Lạng Sơn).

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều con suối, nhiều thác nhỏ nhƣ thác Long Đầu, Khuôn Van (Lộc Bình), Đăng Mò (Bình Gia)…các thác có vẻ đẹp nguyên sơ, nƣớc trong xanh, dòng nƣớc từ thác chảy xuống bọt tung trắng xóa. Tuy nhiên các điểm thác chƣa đƣợc đƣa vào khai thác cụ thể, cần đƣợc quy hoạch trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 51 - 53)