Thực tiễn quá trình hội nhập của Việt Nam và tác động tớ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 39 - 42)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Thực tiễn quá trình hội nhập của Việt Nam và tác động tớ

* Quá trình hội nhập của Việt Nam

Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đƣợc tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc và một cục diện, trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó các nƣớc có chế độ chính trị khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Đảng đã nhận thức rõ rằng bối cảnh đó là điều kiện để chúng ta phát triển đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở.

Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trƣơng “độc lập tự

chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phƣơng châm “Việt Nam

muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,

độc lập và phát triển”, đánh dấu bƣớc khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn

mới của nƣớc ta. Thực tế giai đoạn đó cho thấy chủ trƣơng đúng đắn của Đảng đã đánh dấu bƣớc khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế.

Tháng 11/1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng và

nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996 - 2000. Tới năm 2001, Chủ trƣơng

vềhội nhập kinh tế quốc tế đƣợc đề cập trong Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh:“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, gìn giữ an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Sau khi nƣớc ta gia nhập WTO vào tháng 01/2007, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. Nghị quyết đã nêu rõ các cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO và đề ra các định hƣớng lớn để nền kinh tế nƣớc ta phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP, ngày 27/2/2007, Chƣơng trình hành động của Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/30

khi Việt Nam là thành viên của WTO”; giao các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai các

nhiệm vụ cụ thể nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, đƣa nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.

Tháng 01/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

* Tác động của quá trình hội nhập tới hoạt động du lịch

Trong xu thế hòa nhịp với hội nhập các ngành kinh tế, du lịch Việt Nam đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện phát triển du lịch theo xu hƣớng hội nhập khu vực và thế giới.

Trong quá trình hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với Trung Quốc, Liên Xô (cũ), tăng cƣờng hợp tác đặc biệt với Lào, Cuba, xây dựng quan hệ tốt với Campuchia, mở rộng hợp tác với các nƣớc phát triển với các nƣớc Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dƣơng, bƣớc đầu xây dựng quan hệ hợp tác với các nƣớc Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh.

Hợp tác song phƣơng về du lịch của Việt Nam đƣợc đẩy nhanh mạnh, tính đến nay đã có 29 hiệp định hợp tác du lịch song phƣơng với các nƣớc bạn bè, là thị trƣờng trọng điểm, là đầu mối kinh tế, du lịch quốc tế nhƣ Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mở rộng mối quan hệ song phƣơng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch, khuyến khích công dân hai nƣớc và nƣớc thứ 3 đi lại du lịch thuận tiện, trao đổi chuyên gia, kinh nghiệm và thông tin quản lý du lịch... đồng thời tạo điều kiện và những kinh nghiệm ban đầu cho hợp tác đa phƣơng.

Thực hiện đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác với các hãng ở các nƣớc. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quan hệ với trên 1.000 hãng của hơn 60 nƣớc và vùng lãnh thổ, để kết hợp khai thác khách và đầu tƣ. Một số chính phủ và tổ chức quốc tế đã viện trợ không hoàn lại hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/31

Toàn cầu hóa du lịch vừa là cơ hội vừa là thách thức. Không chủ động tăng cƣờng hội nhập, sẽ bị tụt hậu và đẩy lùi ra ngoài tiến trình vận động phát triển đi lên của du lịch thế giới. Việc tăng cƣờng hội nhập, hợp tác quốc tế của du lịch Việt Nam là một tất yếu khách quan.

Một mặt đẩy mạnh hợp tác song phƣơng, mặt khác phải tích cực chủ động hợp tác quốc tế đa dạng và đa phƣơng. Quan hệ hợp tác đa phƣơng với các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực đƣợc mở rộng. Du lịch Việt Nam là thành viên của UNWTO từ năm 1981, tham gia các hoạt động chủ động và tích cực, hoàn thành nghĩa vụ, khai thác có hiệu quả quyền lợi hội viên, tranh thủ sự giúp đỡ của WTO. Gia nhập ASEAN, ASEAN - TA, PATA... Du lịch Việt Nam tích cực tham gia các vòng đàm phán về hợp tác dịch vụ ASEAN và luôn xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với một vị thế mới, tại diễn đàn du lịch ASEAN - ATF 2001, ở Brunei, du lịch Việt Nam tranh thủ tuyên truyền quảng bá chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch, đồng thời đƣa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác du lịch ASEAN+3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Sự kiện này thể thiện sự chủ động hội nhập khu vực của du lịch Việt Nam. Chƣơng trình hợp tác đa phƣơng trong tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch 3 nƣớc Việt Nam - Lào - Thái Lan và các chƣơng trình hợp tác du lịch đa phƣơng khác trong APEC, EU, ASEAN...

Việt Nam còn thực hiện đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế nhƣ: Đăng cai tổ chức phiên họp nhóm công tác dịch vụ ASEAN tại Hà Nội; đăng cai tổ chức thành công SEAGAMES, PARAGAMES (2003), tổ chức các chuyến khảo sát, các hoạt động của PATA... Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công Hội nghị bộ trƣởng du lịch APEC cùng sự kiện bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới (2007 - 2008). Đây là dịp đúc rút kinh nghiệm từ tổ chức các sự kiện lớn, đồng thời tranh thủ giới thiệu, quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch gắn với các sự kiện, hội nghị quốc tế, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Thông qua hội nhập hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch các nƣớc trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc, hội nhập khu vực và thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/32

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 39 - 42)