6. Cấu trúc của đề tài
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3.1. Dân cư, dân tộc
- Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của tỉnh Lạng Sơn là 751.191 ngƣời, mật độ dân số 90,28 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, TP. Lạng Sơn đông nhất là 1.170,87 ngƣời/km2, các huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Đình Lập (22,57 ngƣời/km2) và huyện Bình Gia (48,73 ngƣời/km2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/45
Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện, TP[1]
STT Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) 1 TP. Lạng Sơn 78,11 91.458 1.170,87 2 Huyện Tràng Định 999,62 60.771 60,79 3 Huyện Bình Gia 1.093,53 53.289 48,73 4 Huyện Văn Lãng 563,30 50.873 90,31 5 Huyện Cao Lộc 634,27 75.660 119,29
6 Huyện Văn Quan 550,28 54.912 99,79
7 Huyện Bắc Sơn 699,43 67.307 96,23
8 Huyện Hữu Lũng 806,75 114.860 142,37
9 Huyện Chi Lăng 706,02 75.570 107,04
10 Huyện Lộc Bình 1.000,95 79.670 79,59
11 Huyện Đình Lập 1.188,50 26.821 22,57
Tổng cộng 8.320,76 751.191 90,28
- Về dân tộc: Lạng Sơn có 4 dân tộc anhem cùng sinh sống trong cộng đồng hòa thuận, đa số là dân tộc Nùng(chiếm 43,86%), tiếp theo là dân tộc Tày (35,92%), Kinh (15,26%), và một số dân tộc khác nhƣ Dao, Hoa, Sán Chay...
Hình 2.3: Cơ cấu dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2013[1]
43,86% 35,92% 15,26% 1,41% Dân tộc Nùng Dân tộc Tày Dân tộc Kinh Dân tộc khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/46
Trong lịch sử phát triển của mình, các dân tộc ở Lạng Sơn ngày càng xích lại gần nhau, hòa đồng với nhau, tạo thành một khối đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hƣơng Xứ Lạng. Mối liên hệ giữa thành viên các dân tộc ngày xƣa chỉ đƣợc giới hạn trong phạm vi các bản, chợ phiên, hội hè thì ngày nay càng đƣợc mở rộng, thể hiện trong sự đoàn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Mối quan hệ đó còn đƣợc thể hiện rõ hơn trong hoạt động kinh tế, các dân tộc đã đồng sức đồng lòng khắc phục khó khăn, xây dựng CSVCKT cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.
Sự phân bố các dân tộc: Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc là các dân tộc phân bố rất không đồng đều giữa các địa phƣơng, trong khi có huyện chỉ có 4 - 5 dân tộc thì có huyện lên tới 15 - 16 dân tộc cùng sinh sống. Đối với Lạng Sơn, là tỉnh có ít dân tộc (7 dân tộc chính) nên sự chênh lệch không nhiều. Các huyện có ít dân tộc sinh sống nhất là Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng số lƣợng dân tộc không dƣới 4 dân tộc, trong khi đó các huyện Tràng Định, Lộc Bình, Hữu Lũng, Bắc Sơn và TP. Lạng Sơn có đủ các thành phần dân tộc.
Ngƣời Nùng và ngƣời Tày là 2 dân tộc đông nhất ở Lạng Sơn, có mặt khắp toàn tỉnh, tuy nhiên tập trung nhiều ở TP. Lạng Sơn.
Ngƣời Kinh cƣ trú hầu khắp các huyện của tỉnh, trong đó có rất nhiều cƣ dân miền xuôi lên từ những năm 1960 theo Chƣơng trình phát triển kinh tế miền núi.
Ngƣời Dao chủ yếu tập trung ở một số xã của các huyện Tràng Định, Đình Lập, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng.
Ngƣời Hoa tuy không nhiều nhƣng có mặt hầu hết ở các huyện của tỉnh, trừ huyện Đình Lập.
Ngƣời Sán Chay chủ yếu ở một số xã của huyện Lộc Bình, Hữu Lũng. Ngƣời H’mông sống chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của các huyện Tràng Định, Bắc Sơn và Hữu Lũng.
Các dân tộc ở Lạng Sơn đều có bản sắc văn hóa với phong tục tập quán riêng. Đây là nguồn tài nguyên hấp dẫn để khách du lịch tham quan, tìm hiểu.
Hệ thống quần cƣ: Dân cƣ Lạng Sơn đƣợc phân bố trong hơn 2.415 điểm dân cƣ thành thị và nông thôn, mật độ xấp xỉ 0,28 điểm/km2, quy mô dân số trung bình mỗi điểm dân cƣ xấp xỉ 400 ngƣời, khoảng cách các điểm dân cƣ dao động xung quanh 2km, khoảng cách này thuộc diện trung bình đối với tỉnh miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/47
TP. Lạng Sơn là nơi tập trung nhiều điểm dân cƣ nhất, huyện có điểm dân cƣ ít nhất là Tràng Định (xấp xỉ 200 điểm).
Các kiểu quần cƣ ở Lạng Sơn gồm quần cƣ nông thôn và quần cƣ đô thị. Quần cƣ nông thôn có những dạng phân bố: ở thung lũng giữa núi, ở vùng địa mạo sa phiến thạch núi cao trung bình, ở thung lũng thềm thấp, ở vùng địa mạo núi cao Công Sơn - Mẫu Sơn.
Quần cƣ đô thị ở các thành phố, thị xã , thị trấn và thị tứ. Hiện nay ở Lạng Sơn có 1 TP đô thị loại III (TP. Lạng Sơn) và 14 thị trấn thuộc 10 huyện, trong đó có 10 thị trấn huyện lị.
Các kiểu quần cƣ ở các tỉnh miền núi nói chung và Lạng Sơn nói riêng là cơ sở cho việc xác định không gian văn hóa trong khai thác phát triển du lịch.
2.3.2. Các di tích lịch sử văn hóa
Lạng Sơn là nơi tập trung khá nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử. Hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 111 di tích đƣợc xếp hạng, gồm 9 di tích danh thắng, 56 di tích lịch sử, 24 di tích kiến trúc nghệ thuật và 22 di tích khảo cổ. Trong số 111 di tích đƣợc xếp hạng có 23 di tích quốc gia.
Bảng 2.3. Số lƣợng di tích đƣợc xếp hạng phân bố theo các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số TT Tinh, thành phố Số di tích xếp hạng Cấp quốc gia Cấp tỉnh Tổng 1 TP. Lạng Sơn 8 10 18 2 Huyện Bắc Sơn 2 21 23 3 Huyện Bình Gia 3 5 8
4 Huyện Văn Quan 1 11 12
5 Huyện Văn Lãng 1 7 8 6 Huyện Tràng Định 3 6 9 7 Huyện Cao Lộc 1 9 10 8 Huyện Đình Lập - 1 1 9 Huyện Lộc Bình - 7 7 10 Huyện Hữu Lũng 3 7 10
11 Huyện Chi Lăng 1 4 5
Tổng cộng 23 88 111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/48
Hình 2.4. Bản đồ Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lạng Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/49
Trong số các di tích xếp hạng cấp quốc gia, có nhiều di tích rất quan trọng, có giá trị cao đối với du lịch nhƣ hệ thống di tích Nhất, Nhị, Tam Thanh thuộc TP. Lạng Sơn; cụm di tích ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng); cụm di tích Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn); khu di tích Hoàng Văn Thụ (huyện Văn Lãng); cụm di tích gắn với chiến thắng đƣờng số 4 ở huyện Tràng Định; cụm di tích khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng ở huyện Bình Gia…(Phụ lục 2, Bảng 1)
Ngoài ra Lạng Sơn còn có 3 bảo tàng, trong số đó có 2 bảo tàng lịch sử và 1 bảo tàng văn hóa tổng hợp. Hệ thống di tích tập trung theo từng cụm, nhiều nhất là ở khu vực TP. Lạng Sơn, các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Bình Gia. Hệ thống các di tích này có giá trị tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử về mảnh đất Lạng Sơn.
Về mặt nghiên cứu: tại Lạng Sơn có nhiều di tích của ngƣời Việt cổ đã đƣợc phát hiện tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng (Bình Gia), có niên đại cách đây 250.000 năm. Nhiều hang động đá vôi không những đẹp kì vĩ mà còn chứa dấu vết văn hóa của thời cổ đại, các nền văn minh, văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đồ đá mới đang là những chủ đề khoa học đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm.
Ngoài ra, trong suốt chặng đƣờng lịch sử cận đại, Lạng Sơn nằm trong vùng Đông Bắc là cái nôi của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến trƣờng kỳ giải phóng dân tộc. Các địa danh nhƣ đƣờng số 4, Lũng Vài, Thất Khê... là những di tích lịch sử quan trọng không những có giá trị nghiên cứu mà còn là vùng cảnh quan sinh thái đẹp rất hấp dẫn du khách.
Nghiên cứu đánh giá đầy đủ các di tích là một công việc quan trọng nhằm tổ chức khai thác phục vụ mục đích du lịch. Tuy nhiên nhiều di tích hiện nay còn chƣa đƣợc khai thác tốt, do điều kiện CSHT yếu kém, điều kiện tiếp cận các di tích còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng các di tích hiện nay cũng không đƣợc tốt. Ngoại trừ những di tích lớn đã có tiếng còn lại đa số các di tích chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Tình trạng xâm phạm di tích vẫn tiếp diễn. Hầu nhƣ chƣa có nơi nào thực hiện đúng chỉ giới bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hóa.
2.3.3. Lễ hội
Cũng nhƣ di tích lịch sử văn hóa, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc ít ngƣời sinh sống nên có nhiều hoạt động lễ hội trong năm với những bản sắc khác nhau (Phụ lục 3). Tuỳ vào nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/50
Ngƣời Nùng, ngƣời Tày ở Lạng Sơn có nhiều nét gần gũi với ngƣời Kinh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng nên có nhiều lễ hội ngƣời Kinh nhƣ múa sƣ tử, cờ ngƣời nhƣng cũng có những hoạt động lễ hội mang bản sắc riêng nhƣ hát then, hát sli, hát lƣợn, hội Lồng Tồng. Đặc biệt các chợ phiên của đồng bào các dân tộc nhƣ là một hình thức hội hè mang bản sắc vùng cao. Các chợ phiên nổi tiếng ở Lạng Sơn nhƣ Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Thất Khê…là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trƣng cho các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, hấp dẫn du khách gần xa.
Có hai đặc trƣng quan trọng của lễ hội, đó là:
- Lễ hội phản ánh khá sinh động truyền thống dân tộc: Đến với các lễ hội này du khách có thể hình dung đƣợc quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, tiêu biểu là lễ hội Bắc Sơn, Chi Lăng…
-Lễ hội mang tính khái quát cao:Các lễ hội này phản ánh khá đầy đủ đời sống tâm linh, tƣ tƣởng triết học và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa các dân tộc ít ngƣời vùng Đông Bắc. Đây chính là một trong những điểm chủ yếu hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn nhƣ các lễ hội Lồng Tồng, Kỳ Cùng…
Tuy nhiên, dƣới góc độ du lịch cần thiết phải nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình thức lễ hội có giá trị phục vụ du lịch.
2.3.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác
* Nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và kiến trúc
Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều có phong cách kiến trúc nhà ở, trang phục, nhà thờ mang dáng dấp riêng. Trong cùng một tỉnh có sự khác biệt về kiến trúc nhà ở phía tây và phía đông. Các huyện phía đông nhƣ: Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc nhà ở thƣờng là nhà đất. Nhà này có ƣu điểm là mùa hè mát và mùa đông ấm. Nhà đất của các đại gia đình thƣờng có hai tầng, tầng trên là khu vực để bàn thờ tổ tiên và các nông sản nhƣ thóc, ngô…tầng dƣới là khu vực sinh hoạt của cả nhà. Còn nhà bên các huyện Tràng Định, Bắc Sơn là nhà sàn, nhà rộng thoáng, kiến trúc nhà sàn gần giống với kiến trúc nhà sàn ở khu vực Tây Bắc của nƣớc ta.
Lạng Sơn là mảnh đất có nhiều dân tộc ít ngƣời nên trang phục có những nét độc đáo riêng, trở thành bản sắc văn hóa của vùng. Dân tộc Tày có áo dài Tày, ngƣời H’Mông có những bộ trang phục sặc sỡ đƣợc thêu bằng tay từ những cuộn chỉ nhiều sắc màu…
Nghệ thuật kiến trúc nhà ở, trang phục…của các dân tộc trên đất Lạng Sơn đã trở thành TNDL để khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/51
* Ca múa nhạc dân tộc
Đối với phát triển du lịch, ca múa nhạc dân tộc cũng là một sản phẩm du lịch đang đƣợc chú ý phát triển. Ở Lạng Sơn tiêu biểu là hát then, hát sli lƣợn của các dân tộc miền núi phía Bắc.
- Hát then: Hát then ở Lạng Sơn đƣợc phổ biến trên diện rộng và có nhiều vẻ phong phú, khác nhau ở các miền, hoặc mỗi huyện. Hát then ở Lạng Sơn có đặc điểm nổi bật là tính quần chúng. Ngƣời ta hát trong dịp lễ, trong sinh hoạt, nam cũng nhƣ nữ, rất nhiều ngƣời biết đàn và biết hát. Hát then đã trở thành một nhu cầu quan trọng đối với đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng ở vùng này.
Hát then sử dụng đàn tính làm nhạc cụ đệm. Đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo của ngƣời Tày có âm thanh ngọt ngào, mƣợt mà và ấm áp, có sức hấp dẫn kỳ diệu bởi nó gắn chặt với đời sống tinh thần của một dân tộc đã bao đời nay nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp đậm đà bản sắc.
- Hát sli - lƣợn: Đặc điểm cơ bản giống nhau nhƣng sli - lƣợn của mỗi nhánh Nùng lại có những nét độc đáo riêng. Mỗi hình thức, mỗi làn điệu đều có cách thể hiện thế giới tâm hồn riêng, có những khả năng chuyển tải và gợi cảm riêng thông qua những lời sli - lƣợn, độ trầm bổng luyến láy của nhạc điệu và tiết tấu riêng. Sli - lƣợn đƣợc thể hiện trong văn tế, hát mừng đám cƣới, mừng nhà mới, hát ru, mừng sinh nhật…
Tình yêu nam nữ là đề tài số một của sli - lƣợn. Đây là đề tài đƣợc thể hiện sâu sắc nhất, hấp dẫn nhất. Yêu là phải hát, hát rồi mới yêu. Hát say sƣa với tất cả nhiệt tâm của tuổi trẻ và yêu nồng nàn thắm thiết nhƣ màu chàm nhuộm vải rất khó phai. Hát công khai và hồn nhiên, yêu công khai và tự nhiên. Sau buổi hát làm quen ở chợ phiên, ngày hội, cứ từng đôi nép bên bóng cây, ngồi bên dòng suối trong, tần ngần nơi lối vắng để tâm tình cho đến khi mặt trời xuống núi mới đành chia tay trong nuối tiếc ngẩn ngơ.
Sli - lƣợn là tiếng lòng của tuổi trẻ dân tộc Nùng và là tiếng hát chân tình, nguồn suối mát lành trong tâm hồn của dân tộc.
Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thƣờng gắn với lễ hội truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa phóng phú và đa dạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/52
* Chợ phiên
Từ xƣa do nhu cầu trao đổi hàng hóa nhƣng đƣờng xá đi lại còn khó khăn nên đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn có chợ phiên. Chợ phiên có ở tất cả các huyện, các thị trấn, cũng có khi là các xã. Chợ phiên cứ 5 ngày lại họp một lần ở một nơi và đều đặn qua các tháng, các năm và dùng âm lịch để tính ngày họp. Nhƣng thƣờng trong một khu vực gần nhau về vị trí thì các chợ phiên sẽ không họp ngày trùng nhau, để đảm bảo hàng hóa đƣợc lƣu thông nhiều nhất. Ví dụ nhƣ chợ phiên Kỳ Lừa họp vào mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 của tháng thì các nơi khác gần sẽ họp chợ khác ngày hơn (chợ Bản Ngà: mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30; chợ phiên Lộc Bình: 1, 6, 11, 16, 21, 26…Các chợ phiên nổi tiếng ở Lạng Sơn nhƣ: Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Lộc Bình… Chợ phiên cũng là nơi trao đổi hàng hóa, trao đổi những sản vật nên hấp dẫn khách gần xa.
Chợ phiên là một nét đẹp trong văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi. Đó là nơi trao đổi hàng hóa, cũng là nơi gặp gỡ của những ngƣời quen cũng nhƣ nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Chợ phiên đƣợc duy trì đến ngày nay, đi chợ phiên trở thành thói quen của nhiều ngƣời, vào ngày đó hàng hóa trao đổi nhiều nhất, chợ chật cứng lối đi.
Du khách đến chợ phiên đƣợc hòa mình vào không gian mua bán của đồng bào dân tộc với những nông sản, đặc sản lạ mắt. Qua đó thỏa trí tò mò và hiếu kì. Do đó